Đọc sách hoặc chơi điện thoại
Tư tưởng ý thức của bạn tập trung toàn bộ vào sách báo, điện thoại sẽ gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.
Nếu bạn ngồi bồn cầu quá lâu, tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ. Việc này thậm chí còn làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Không gian trong nhà vệ sinh khá hẹp và hạn chế, nếu ngồi quá lâu bên trong sẽ có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não và tim. Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy dễ bị choáng váng, ngã quỵ, rất nguy hiểm đối với những người ốm lâu ngày, người cao tuổi hoặc sức khỏe yếu.
Ngồi xổm khi đi vệ sinh
Tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh dễ tạo áp lực lên hậu môn, từ đó khiến phân trong ruột không được đào thải ra ngoài hoàn toàn. Thói quen ngồi xổm tưởng vô hại nhưng thực tế lại có thể gây ra nhiều bệnh như viêm ruột kết, trĩ hay táo bón, thậm chí là cả ung thư trực tràng.
Dùng quá sức khi đại tiện
Hành động này dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn, đặc biệt là với người hay mắc chứng táo bón, đồng thời làm tăng nguy cơ đột tử.
Cụ thể, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt, có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể dẫn đến đột tử.
Người mắc các bệnh tim mạch nên lưu ý không dùng quá sức khi đi đại tiện, trước khi vào nhà vệ sinh nên mang theo loại thuốc cấp cứu để phòng khi bất trắc. Chế độ ăn thường ngày nên có nhiều rau xanh, hoa quả, nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động để thông tiện.
Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong
Người mắc bệnh tim mạch cũng không nên đứng dậy nhanh sau khi đại tiện nếu đã ngồi bồn cầu quá lâu. Nguyên nhân là vì hành động này dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.
Buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao, người mắc bệnh tim mạch cũng không nên đi đại tiện khi vừa thức dậy, rất dễ xảy ra tai nạn.
Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu
Việc đột ngột tiểu tiện sau khi đã nhịn quá lâu dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịp tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Lau chùi sai hướng
Nhiều người thường quen lau chùi từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, đây là hành động sai lầm, có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy có nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
Cách lau vùng kín đúng là nên lau từ trước sau để ngăn chặn vi khuẩn từ hậu môn di chuyển sang niệu đạo hoặc âm đạo.
Không rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh
Thói quen này rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật do trong quá trình đi vệ sinh, tay bạn sẽ tiếp xúc với da và quần lót ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, bạn cần rửa tay thật kỹ càng, sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Các bước rửa tay chuẩn:
- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
- Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
- Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
- Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Đinh Kim (T/h)