Ăn uống không đúng giờ
Nhiều người thường có thói quen để bụng quá đói, sau đó lại ăn quá no không đúng giờ. Thói quen ăn uống không khoa học này khiến dạ dày vốn đến thời gian nghỉ ngơi lại phải tiếp tục làm việc. Về lâu dài, kiểu ăn này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị đói quá lâu, axit dạ dày sẽ tăng lên, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới mòn dạ dày, thậm chí là viêm loét dạ dày. Ăn không đúng giờ, đúng bữa còn có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể bạn.
Vừa ăn vừa xem
Việc đọc sách báo, xem điện thoại, máy tính trong lúc ăn sẽ khiến dạ dày bạn cảm thấy khó chịu vì quá trình tiêu hóa cần lượng máu lớn. Thói quen vừa ăn vừa xem sẽ khiến não bộ phải “cạnh tranh” với dạ dày và ruột để lấy máu, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa bình thường.
Thêm vào đó, thói quen này cũng khiến bạn rơi vào tình trạng bị phân tâm, chú ý quá nhiều vào các thiết bị công nghệ mà không biết bản thân tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường, dễ gây béo phì.
Không nhai kỹ khi ăn
Thức ăn đi vào dạ dày phải trải qua nhiều quá trình trước khi đến ruột và ở dạng celiac. Việc nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Trong khi đó, thói quen nhai chậm và kỹ có thể làm tăng tiết nước bọt, giảm tiết axit dịch vị và dịch mật, giúp bảo vệ dạ dày.
Ăn tối quá no
Nhiều người trong chúng ta vẫn duy trì thói quen bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa và ăn tối quá no mà không biết việc này cực hại đối với dạ dày. Ăn quá no vào buổi tối về lâu dài sẽ phá hủy niêm mạc, hình thành bệnh dạ dày, ngoài ra còn gây béo phì, gây cảm giác tức bụng, khó ngủ, ngủ không ngon.
Uống trà sau bữa ăn
Uống trà ngày sau khi vừa dùng bữa sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Axit tannic trong trà và protein trong thức ăn sẽ tạo ra chất đông tụ không dễ tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày.
Bạn tốt nhất nên đợi 30 phút sau bữa ăn mới uống trà để thức uống này phát huy được tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, khử trùng và bảo vệ răng.
Tắm khi quá no hoặc quá đói
Các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở trong quá trình tắm, máu lưu thông mạnh đến các chi, lượng máu chuyển đến các cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.
Bạn không nên tắm ngay khi quá no hoặc quá đói. Tắm khi no dễ khiến bạn mắc các bệnh về đường ruột và dạ dày. Trong khi đó, vào lúc bạn đói, lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất. Tắm vào thời điểm này dễ khiến bạn bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Bạn nên tắm trước khi ăn cơm 1 tiếng và sau khi ăn cơm khoảng 2 tiếng.
Vừa đi vừa ăn
Thói quen này khiến não bộ bị phân tâm, làm dạ dày khó chịu vì đồ ăn không được nhai nuốt cẩn thận trong lúc bạn di chuyển liên tục. Việc duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Vừa đi vừa ăn còn dễ khiến bạn nạp thức ăn mất kiểm soát, gây thừa cân, béo phì, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Vận động mạnh sau khi ăn
Thói quen này dễ khiến bạn bị đau dạ dày. Nguyên nhân là vì trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tiếng sau khi ăn, máu phải dồn về cơ quan tiêu hóa để “xử lý” thức ăn. Vận động mạnh vào khoảng thời gian này khiến lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới công năng của dạ dày.
Uống quá nhiều nước
Việc uống quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực đường tiêu hóa, khiến dạ dày khó tiêu hóa thức ăn. Bạn cũng không nên uống nước quá lạnh sau khi ăn vì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
Hút thuốc
Thuốc lá chứa các chất nicotine làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Ăn đêm
Thói quen ăn khuya, ăn quá muộn vào thời điểm 22h vừa ảnh hưởng tới giấc ngủ vừa tác động xấu tới hoạt động dạ dày. Việc này khiến dạ dày tăng tiết dịch vị vào đêm, gây mòn lớp niêm mạc dạ dày dấn đến những cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Đinh Kim (T/h)