Đồ ăn cay
Đồ ăn cay có thể gây kích thích dạ dày, làm tổn thương đường tiêu hóa. Việc ăn loại đồ ăn này thường xuyên sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn, từ đó hình thành các bệnh về đường tiêu hóa khác nhau.
Nếu có vấn đề về dạ dày, bạn nên lựa chọn những món ăn nhẹ, tránh các thức ăn cay để không kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Đồ ăn mặn
Ăn các món ăn mặc không chỉ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp mà còn dẫn đến viêm dạ dày, về lâu dài có khả năng gây ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Đây là loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư.
Thức ăn thừa
Các món ăn thừa như thịt khi, rau xanh, canh để qua đêm sẽ sản sinh ra nhiều chất nitrit, ngay cả khi hâm nóng cũng không thể phá hủy hết. Nitrit khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein, sinh ra nitrosamine – chất rất có hại cho dạ dày, nếu tích tụ lại sẽ hình thành tế bào ung thư.
Xúc xích nướng
Món ăn vặt này chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, sau khi vào dạ dày sẽ kích thức và làm tổn thương niêm mạc, có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu.
Thức ăn chiên rán
Nhiều loại thực phẩm chiên rán có hàm lượng chất xơ thấp, không có lợi cho sức khỏe đường ruột. Thức ăn chiên rán có thể đồng thời gây táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm giàu chất béo
Loại thực phẩm này có thể gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó gia tăng khả năng bị táo bón. Tuy nhiên, thực phẩm giàu chất béo cũng có thể làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa, gây ra hoặc làm tăng triệu chứng tiêu chảy.
Thực phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo
Sorbitol đóng vai trò quan trọng trong việc làm các món ăn chế biến sẵn trở nên ngọt và ngon hơn. Tuy nhiên, chất làm ngọt nhân tạo này lại có thể khiến bạn bị khó tiêu. Khi sorbitol đến ruột già, nó thường gây ra các chứng đầy hơi và tiêu chảy.
Để bảo vệ dạ dày, bạn nên bổ sung thường xuyên 3 loại thực phẩm sau:
Khoai tây
Loại củ này vừa thơm ngon, chế biến được thành nhiều món vừa có tác dụng tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày. Khoai tây rất giàu cellulose có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng.
Hạt kê
Người gặp vấn đề về dạ dày nên thường xuyên ăn chè hoặc cháo hạt kê. Loại hạt này có tác dụng bồi bổ dạ dày rất hiệu quả. Đối với những người có tiền sử viêm loét dạ dày, hạt kê sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ từ lâu đã được coi là một bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Hỗn hợp nghệ và mật ong có tác dụng chống viêm, kiềm hoá độ acid dịch vị, giúp các vết thương ở niêm mạc dạ dày nhanh lành hơn.
Đinh Kim (T/h)