Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia có bị phạt không?

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Hành vi ép buộc người khác uống rượu bia là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt hành chính từ 1 - 3 triệu đồng.

Theo báo VTC News, trong các buổi tiệc, liên hoan, nhiều người vẫn có thói quen ép người khác uống bia rượu. Tuy nhiên, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

 Xúi giục, ép người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, tại Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia.

Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Như vậy, ép buộc người khác uống rượu, bia là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mặt khác, bản thân người ép buộc người khác uống rượu, bia có thể cũng không biết hành vi của mình là vi phạm, họ cho rằng đã là cuộc vui thì ngồi uống rượu, mời nhau là chuyện bình thường, hoặc bản thân họ hiểu, nhận thức rõ hành vi sai phạm của mình nhưng cố tình lờ đi và người bị ép uống rượu, bia cũng không có phản ứng.

Để chấm dứt tình trạng ép buộc nhau uống rượu, trước mắt bản thân người bị ép buộc uống rượu cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát, chủ động báo cáo cơ quan chức năng để cơ quan chức năng có cơ sở xử lý, từ đó răn đe những người có ý định ép buộc người khác uống rượu. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể hơn nữa thế nào là ép buộc uống rượu để hiểu đúng, hiểu đủ, người dân dễ dàng thực hiện và cơ quan chức năng cũng dễ dàng xử lý khi có vi phạm.

XEM THÊM: Sa thải người lao động để không phải thưởng Tết, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tù

Việc mời nhau rượu, bia xuất phát từ tình cảm giữa hai bên. Tuy nhiên cần phân biệt mời uống rượu, bia và ép buộc nhau uống rượu, bia để có hành xử phù hợp, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và văn minh, báo Người Lao Động thông tin.

Thục Hiền (T/h)

Tin nổi bật