Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thấy CSGT dang 2 tay, người tham gia giao thông phải làm gì để không bị phạt?

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Khi thấy CSGT đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông dang 2 tay, người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái CSGT được đi tất cả các hướng.

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là một bộ phận của hệ thống báo hiệu đường bộ. Hiệu lệnh của này được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Ngoài ra để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông còn sử dụng thêm còi.

Các hiệu lệnh bằng tay của người điều khiển giao thông được hiểu như thế nào cho đúng? Cụ thể:

- Tay giơ thẳng đứng: Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại.

- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau Cảnh sát giao thông đều phải dừng lại; người ở phía bên phải và bên trái Cảnh sát giao thông (CSGT) được đi tất cả các hướng.

Khi thấy CSGT đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông dang 2 tay, người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái CSGT được đi tất cả các hướng.

 

- Cánh tay trái CSGT gập đi gập lại sau gáy: Người tham gia giao thông bên trái CCSGT đi nhanh hơn.

- Cánh tay phải CSGT gập đi gập lại trước ngực: Người tham gia giao thông bên phải CSGT phải đi nhanh hơn.

- Bàn tay trái hoặc phải của CSGT ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải CSGT phải đi chậm lại.

- Bàn tay trái hoặc phải của CSGT giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải CSGT phải dừng lại.

- Tay phải giơ về phía trước:

+ Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải CSGT dừng lại.

+ Người tham gia giao thông ở phía trước CSGT được rẽ phải.

+ Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT được đi tất cả các hướng.

+ Người đi bộ qua đường phía sau lưng CSGT được phép đi.

- Tay phải giơ về phía trước, đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay: Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT được rẽ trái qua trước mặt CSGT.

XEM THÊM: Khởi tố thêm tội đưa hối lộ đối với Giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử phạt ra sao?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông (CSGT).

Khoản 2 Điều này cũng khẳng định, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Như vậy, người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

 

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật