Theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, đợt rét đậm, rét hại này kéo dài đến 25/1, đồng bằng Bắc Bộ thấp nhất 7-10 độ, vùng núi cao dưới 0 độ C. Đây là đợt rét đậm, rét hại thứ hai trong mùa đông 2023-2024.
Vào buổi đêm nhiệt độ tại Hà Nội giảm sâu, có thời điểm dưới 8 độ C, thế nhưng rất nhiều người nhà bệnh nhân vẫn phải ngủ dưới nền nhà, ghế đá hay quanh các lối đi của bệnh viện.
Trước cửa Trung tâm Cấp cứu và Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người nhà bệnh nhân nằm co ro dưới nền nhà, ghế đá hay quanh các lối đi của bệnh viện để ngóng trông tin tức người nhà từ phía bên trong.
Tại đây, Các bệnh nhân ở Trung tâm Cấp cứu được điều trị, theo dõi đặc biệt nên người nhà phải túc trực 24/24 ở bên ngoài. Chỗ ngủ tạm của mọi người gió bấc thổi hun hút khiến cái rét càng trở nên tê tái.
Được biết, hầu hết những người tại đây đều đến từ tỉnh lẻ, vì muốn tiết kiệm tiền nên họ chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất, đối mặt với cái lạnh khắc nghiệt.
Trong cái rét buốt giá dưới 10 độ C, biết bao người nhà bệnh nhân xoa 2 lòng bàn tay vào nhau tạo chút hơi ấm, chờ chực ngóng chờ tin tức về sức khoẻ người thân
Người đàn ông co ro nằm trên tấm bìa caton, mũ trùm kín mặt để tránh rét.
Người nhà bệnh nhân tìm những góc khuất gió trên hành lang để ngủ.
Có người mang cả chăn gối, màn để trông người thân.
Càng về đêm, trời càng lạnh, những hình ảnh này khiến ai nhìn cũng phải xót xa.
Họ cũng chỉ tranh thủ ngả lưng hoặc chợp mắt trong lúc chờ tin người thân đang chống chọi với tử thần
Để tránh rét, người này phải lượm nhặt từng thùng bìa các tông, xếp kín hai hàng ghế để tạm nghỉ.
Do ghế lạnh giá nên nhiều người phải trải chiếu rồi trùm chăn kín mít, tránh gió.
Ở bên ngoài Trung tâm Cấp cứu, đêm lạnh thấu xương, giấc ngủ chập chờn vẫn không thành vấn đề đối với người nhà bệnh nhân. Điều quan trọng, sau cánh cửa kia, họ vẫn đau đáu về tin tức, sức khỏe của người bệnh.
Tại khu vực người dân nằm ngủ, Bệnh viện Bạch Mai đã dựng máy sưởi để hỗ trợ người nhà bệnh nhân.
Càng về đêm, trời càng lạnh, vì vậy giấc ngủ của người nhà bệnh nhân càng trở nên ít đi.
Ở bên ngoài Trung tâm Cấp cứu, đêm lạnh thấu xương, giấc ngủ chập chờn vẫn không thành vấn đề đối với người nhà bệnh nhân. Điều quan trọng, sau cánh cửa kia, họ vẫn đau đáu về tin tức, sức khỏe của người bệnh.
Người nhà bệnh nhân ngủ bên hành lang bệnh viện.
Những ngày tới, rét giá vẫn tiếp diễn ở Hà Nội và giấc ngủ của người nhà bệnh nhân vẫn lạnh lẽo, chập chờn và thêm phần vất vả.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 21/SYT-NVY gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống rét cho người bệnh và người nhà người bệnh. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, thời tiết tại miền Bắc đang xuống thấp. Dự báo sẽ có những ngày rét đậm trong mùa đông năm nay và những tháng đầu năm 2024. Thời tiết giá lạnh ảnh hưởng tới tình hình sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em, những người có bệnh mạn tính về hô hấp, xương khớp, tim mạch, huyết áp… Để giảm thiểu tác hại thời tiết đối với sức khỏe nhân dân, người bệnh và người nhà chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội đề nghị, các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp như các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp… có nguy cơ xảy ra nhiều hơn trong thời tiết giá lạnh. Bên cạnh đó, bảo đảm việc phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện như: Nơi xếp hàng chờ khám, khoa khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, buồng bệnh… cần bảo đảm kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi và phương tiện giữ nhiệt độ phù hợp. Mặt khác, thực hiện phòng, chống rét cho người nhà người bệnh hợp lý; không để người nhà người bệnh nằm ngoài hành lang hoặc ghế đá ngoài trời, gây nguy hại đến sức khỏe,... theo báo Hà Nội mới. |
Ảnh: Lao động, Giao thông, PLO, Phụ nữ Việt Nam
Bảo An (T/h)