Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xét xử vụ bất ngờ bị đánh chết sau khi cự cãi với CSGT

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thấy anh Hiền cự cãi với CSGT, sẵn đang bực tức chuyện gia đình Bằng rủ thêm Tòng đuổi theo rồi đánh anh Hiền cho tới chết...

(ĐSPL) - Thấy anh Hiền cự cãi với CSGT, sẵn đang bực tức chuyện gia đình Bằng rủ thêm Tòng đuổi theo rồi đánh anh Hiền cho tới chết.

Cãi nhau với CSGT xong bất ngờ bị đánh chết

Sáng 13/11, TAND Quận Tân Phú TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án “cố ý gây thương tích” đối với Lê Thanh Bằng (37 tuổi, quê Bến Tre) và Võ Văn Tòng (19 tuổi, quê Tiền Giang).

Xem video: 

Xử vụ người dân bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT

Trước đó, ngày 18/12/2013, TAND quận Tân Phú đã đưa ra xét xử hai bị cáo Lê Thanh Bằng và Võ Văn Tòng. Tuy nhiên, phiên xử đã phải hoãn vì HĐXX xét thấy còn quá nhiều tình tiết mà Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Phú chưa làm rõ, đồng thời cáo trạng của VKSND quận Tân Phú cũng chưa thỏa đáng.

Rất đông người dân đến tòa để theo dõi vụ án.

Theo cáo trạng khoảng 21h ngày 9/4/2013, sau khi nhậu xong, anh Trần Văn Hiền cùng với Trần Văn Hậu (em ruột Hiền), Ngô Quang Ý (em rể Hiền) mỗi người điều khiển một xe gắn máy ra về.

Trên đường về, khi đi ngang qua bãi xe Thanh Bằng trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú thì anh Hiền bị Tổ tuần tra CSGT Công an quận Tân Phú ra tín hiệu dừng xe để kiểm. Kết quả, cả nhóm có nồng độ cồn vượt quá giới hạn quy định nên bị lập biên bản và tạm giữ xe. Sau một hồi nài nỉ và đưa hối lộ để bỏ qua nhưng bị từ chối.

Bực tức, Hiền đã cự cãi và có lời lẽ nhục mạ lực lượng CSGT, đồng thời y đập bể điện thoại của mình để thị uy. Lúc này, Lê Thanh Bằng (chủ bãi xe Thanh Bằng) chạy xe máy ngang qua hỏi Võ Văn Tòng và biết được nguồn cơn sự việc.

Sau khi quậy xong, Hiền đến đón xe ôm đi về nhà. Thấy vậy, Bằng đến rủ Tòng đi xe máy đuổi theo Hiền để dạy cho một bài học. Khi đi được khoảng 500m, Bằng chặn đầu xe ôm của Hiền, rồi lao vào đánh và lên tiếng nói: “Lúc nãy mày chửi cái gì?”.

Hoảng sợ Hiền bỏ chạy vào vệ đường, nhưng Bằng liền đuổi theo tiếp tục đánh trước sự van xin của Hiền. Bằng không ngừng dùng cùi trỏ đánh vào mặt Hiền khiến Hiền ngã xuống đất, bất tỉnh. Sau đó, Bằng lên xe chở Tòng quay lại bãi giữ xe của mình.

Còn anh Hiền được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng sau đó tử vong tại bệnh viện. Sau khi nghe tin Hiền chết, đến ngày 15/4/2013, Bằng và Tòng đã đến Cơ quan Công an quận Tân Phú xin đầu thú và khai nhận hết toàn bộ hành vi phạm tội.

Kết quả giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP.HCM cho biết anh Hiền bị chấn thương sọ não nặng dẫn đến tử vong.

Lời khai tại phiên tòa

Tòa hỏi: Tại sao bị cáo lại đánh anh Hiền trong khi không hề có mâu thuẫn gì?

Lê Thanh Bằng: Chỉ vì bực tức chuyện vợ chồng, khi đến bãi giữ xe thấy anh Hiền cự cãi với CSGT nên không kiềm chế được nên mới gây ra chuyện.

Tòa: Tại sao anh Hiền bỏ chạy mà bị cáo vẫn đuổi theo đánh?

Bị cáo Bằng: Tại vì lúc đó khi nghe tin vợ bỏ nhà đi, con lại khóc, tức giận quá nên bị cáo vẫn đánh dù bị hại có van xin.

Tòa: Vậy bị cáo muốn nói gì với gia đình của anh Hiền không?.

Bị cáo Bằng: Bị cáo xin gia đình tha thứ cho mình, chỉ vì thiếu suy nghĩ nên gây ra tội lỗi. Nếu có cơ hội, bị cáo xin bù đắp cho gia đình cũng như chăm sóc cho con anh Hiền.

Bị cáo Bằng (áo đỏ) và bị cáo Tòng trước vành móng ngựa.

Võ Văn Tòng: Bị cáo chỉ đi theo xem chứ không hề có ý gì.

Tòa: Tại sao khi đi theo thấy vậy lại không can ngăn mà chỉ đứng nhìn?

Bị cáo Tòng: Lúc đó thấy Bằng đang đánh, nên bị cáo không dám vào.

Toà: Vậy bị cáo có quen biết với CSGT không?

Bị cáo Tòng: Vó quen biết, bị cáo hay tới đó chơi.

Tại phiên toà bị cáo Tòng cho biết thêm, mình và gia đình cũng muốn bồi thường cho gia đình anh Hiền nhưng vì gia đình nghèo nên không đủ khả năng.

Nỗi đau người ở lại

Tại phiên toà, chị Thêm (vợ anh Hiền) thẩn thờ ngồi nghe kẻ giết chồng mình kể lại sự việc, đôi mắt ướm lệ buồn. Có lẽ đến giây phút này, chị cũng không ngờ chồng mình lại chết một cách vô cớ như vậy.

Khi được tòa hỏi có ý kiến gì không, chị Thêm bước chậm rồi khẽ nói “Tôi chỉ mong pháp luật xử công minh để làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng tôi và đằng sau đó còn có uẩn khúc gì không”.

Nỗi buồn của người ở lại không còn được thể hiện trên gương mặt nữa.

Ngồi bên cạnh mẹ, đứa con trai còn nhỏ tuổi của anh Hiền lặng nghe từng lời thú tội của hung thủ rồi đôi lúc quay sang động viên người mẹ mình. Có lẽ đến giây phút này cậu con trai của anh Hiền cũng chẳng thể tin người cha kính yêu của mình lại ra đi như vậy.

“Từ ngày ba mất, cuộc sống của cháu đảo lộn và vẫn chưa ổn định lại hẵn. Thường ngày ba chính là người chắm sóc anh em cháu thay cho mẹ”, con trai anh Hiền khẽ nói trong lúc nghị án.

Khi được hỏi về kinh tế gia đình như thế nào, chị Trang cho biết, từ ngày chồng chị mất, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn khi không còn ai phụ buôn bán. Chị phải thuê thêm người, phải cố gắng nhiều hơn để gồng gánh gia đình của mình.

Lặng lẽ bên một góc, mẹ của anh Hiền với mái tóc bạc phơ cũng chỉ biết ngậm ngùi gặm nhắm nỗi buồn. Chính bà cũng không ngờ mình lại phải chứng kiến đứa con mình ra đi một cách oan uổng như vậy. Khi được toà hỏi, bà chỉ có thể nói mọi mong muốn của tôi xin gửi vào pháp luật vì tôi tin pháp luật công minh.

Bản án!

Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy hành vị của bị cáo Bằng là vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Không hề có mâu thuẫn gì với anh Hiền, nhưng Bằng ngang nhiên xâm phạm sức khỏe của người khác để dẫn đến cái chết.

Còn đối với bị cáo Tòng, tuy đi theo và không đánh anh Hiền nhưng bị cáo thấy đánh nhau lại không hề can ngăn. Sự có mặt của bị cáo còn tạo thêm động lực cho hành vi của Bằng.

Cho nên, HĐXX tuyên phạt Lê Thanh Bằng 12 năm tù, Võ Văn Tòng 4 năm tù về tội danh như trên.

Tin nổi bật