Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xét xử vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Cận cảnh dẫn giải các bị cáo đến tòa

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Tòa án nhân dân TP.Hà Nội mở phiên xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, dự kiến kéo dài 8 ngày, gồm cả ngày nghỉ.

Ngày 24/12, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 về các tội Đưa, Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Che giấu tội phạm. Phiên tòa dự kiến kéo dài 8 ngày, gồm cả ngày nghỉ. 

Hơn 7h sáng 24/12, các bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 được dẫn giải đến tòa.

Theo ghi nhận của PV, hơn 7h20, các bị cáo đã được đưa đến tòa xét xử. Trong vụ án, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, bị truy tố về tội Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các bị cáo Trần Thị Quyên, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt; Lê Thị Phượng, cựu chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương; Nguyễn Văn Văn, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; Lê Ngọc Tường, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam,... bị đưa ra xét xử về tội Nhận hối lộ.

 

Bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, được dẫn giải tới tòa sáng 24/12 .

Để chuẩn bị cho phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập 53 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới phiên xử. Đặc biệt, có 7 người là bị cáo tại giai đoạn 1 vụ “chuyến bay giải cứu” được triệu tập tới phiên tòa lần này với tư cách là người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Họ hiện đang cải tạo tại các trại giam.

Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa gồm có các kiểm sát viên: Đỗ Mạnh Quang, Nguyễn Thị Lan Anh và Đỗ Minh Tuấn. Có khoảng 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

Phiên tòa dự kiến kéo dài 8 ngày, gồm cả ngày nghỉ. 

Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ, ngành, địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay, cho chủ trương cách ly. 

7h20, các bị cáo được dẫn giải đến phiên xét xử.

Lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại địa phương.

Để chuẩn bị cho phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập 53 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới phiên xử.

Các bị cáo đã trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuật, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ. Ngoài ra, có bị cáo lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.

Một bị cáo được đưa đến phiên tòa sáng 24/12.

Trong số các bị cáo, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng bị Viện Kiểm sát xác định là đã nhận hối lộ 3 lần với tổng số tiền hơn 4,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Tùng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện 7 chuyến bay của bà Bùi Thị Kim Phụng, hưởng lợi số tiền hơn 3,2 tỷ đồng.

Tin nổi bật