(ĐSPL) - Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện có 2.588kg gỗ trắc được cất giấu trên trần xe.
Ngày 20/1, thông tin từ Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1 thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, hiện đơn vị này đang xử lý vụ hơn 2,5 tấn gỗ trắc lậu bị bắt giữ, khi đang vận chuyển đi Hà Nội tiêu thụ, trên xe ô tô mang biển số Lào.
Trước đó, trên trục đường tránh thành phố Thanh Hóa, đoạn thuộc địa phận phường Đông Hải, trong lúc làm nhiệm vụ, tổ công tác phát hiện xe ô tô khách mang BKS: UN - 8524 (BKS của Lào) vận tải hành khách theo tuyến Viêng Chăn - Hà Nội, do lái xe Trần Nam Hà (SN 1980), trú tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) điều khiển, có dấu hiệu nghi vấn nên đã dừng phương tiện để kiểm tra.
Hơn 2,5 tấn gỗ trắc lậu trên xe ô tô mang BKS Lào, bị lực lượng Liểm lâm Thanh Hoá bắt giữ. |
Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện có 2.588kg gỗ trắc được cất giấu trên trần xe. Khi tổ công tác yêu cầu cung cấp giấy tờ có liên quan đến số gỗ này, lái xe đã không xuất trình được.
Đấu tranh tại chỗ, lái xe Hà khai nhận, số gỗ trên được một chủ hàng thuê vận chuyển từ Viêng Chăn (Lào) về Hà Nội để tiêu thụ.
Được biết, gỗ trắc còn có tên gọi khác là Cẩm Lai nam, có giá trị kinh tế cao, thuộc loài quý hiếm, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Mọi hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trắc lậu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ việc hiện đang được Kiểm lâm Thanh Hoá tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 22 nghị định 157/2013/ NĐ – CP được sửa đổi bởi nghị định 40/2015/ NĐ - CP Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3. đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng. e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3. d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3. đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích nguồn trên mạng internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |