Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xe biển xanh ngụy trang xe cứu thương chở gỗ lậu bị bắt giữ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mua xe biển xanh thanh lý từ cơ quan nhà nước, sau đó, tài xế ngụy trang giống xe cấp cứu, thiết kế lại để chuyên nhận chở thuê gỗ lậu.

(ĐSPL) - Mua xe biển xanh thanh lý từ cơ quan nhà nước, sau đó, tài xế ngụy trang giống xe cấp cứu, thiết kế lại để chuyên nhận chở thuê gỗ lậu.

Báo Thanh niên đưa tin, Thượng úy Nguyễn Minh Tài - Đội phó Đội CSGT số 2 (thuộc phòng CSGT, PC67 Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết, lực lượng tuần tra kiểm soát của đội vừa bắt giữ một xe ô tô 7 chỗ mang biển số xanh, ngụy trang thành xe cứu thương để chở gỗ lậu.

Qua kiểm tra, CSGT tỉnh Quảng Nam đã bắt được 3 phách gỗ lậu loại dỗi hương dài 2m trên xe. Ảnh: Thanh niên.

Theo biên bản vụ việc, vào khoảng 19h30 ngày 28/12, trong quá trình tuần tra trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tại Km1398+300 thuộc địa phận xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn (Quảng Nam), lực lượng tuần tra phát hiện xe ô tô 7 chỗ biển số xanh 31A - 0242 có dấu hiệu nghi vấn.

Báo Tuổi trẻ cho biết, khi thấy xe của lực lượng CSGT lại gần kiểm tra, một nhóm người bất ngờ chạy tán loạn, chỉ còn 3 người trên xe.

Qua kiểm tra xe, lực lượng chức năng nhận thấy chiếc ô tô mang hình dáng xe cứu thương, biển số xanh, chở 3 phách gỗ loại Dỗi Hương dài 2m.

Tại đây, tài xế xe Hoàng Xuân Tiến (24 tuổi), trú huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã không xuất trình được giấy tờ hợp pháp về xe và số gỗ trên.

Người này khai nhận mua số gỗ trên của một người dân và vận chuyển đi tiêu thụ. Còn chiếc xe biển xanh là xe mua thanh lý từ một cơ quan nhà nước.

Theo Thượng úy Tài, tài xế đã dùng phương thức ngụy trang chiếc xe thành xe cứu thương, bên ngoài kính được dán băng màu đen, trong xe đặt những khung sắt nhằm để bỏ gỗ cho chắc chắn.

Ngay sau đó, Đội CSGT số 2 đã lập biên bản vụ việc và chuyển toàn bộ hồ sơ cho Công an huyện Phước Sơn để điều tra thêm về nguồn gốc số gỗ lậu và xe biển số xanhtrên.

Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:

“Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng."

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)


Tin nổi bật