Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xác định trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

(DS&PL) -

Quốc hội dành cả ngày 28/10 để nghe và thảo luận về các báo cáo của cơ quan tư pháp. Nhiều ý kiến đại biểu đề xuất giải pháp để “kiên quyết không để tham nhũng...

Quốc hội dành cả ngày 28/10 để nghe và thảo luận về các báo cáo của cơ quan tư pháp. Nhiều ý kiến đại biểu đề xuất giải pháp để “kiên quyết không để tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn, tiến tới ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng” như phương hướng được Tổng Thanh tra Chính phủ đề xuất.

Đánh giá việc thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng còn hạn chế, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng nguyên nhân của tình trạng này do các vụ việc tham nhũng được chỉ ra trong các báo cáo, đánh giá còn chung chung, chưa đề cập, chỉ rõ từng người, từng đối tượng tham nhũng, số lượng bao nhiêu. Đây là lý do theo đại biểu khiến không làm nghiêm được việc thu hồi tài sản tham nhũng. Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nhận định do một số người đã tẩu tán tài sản từ trước và không có cơ chế khắc phục để thu hồi tài sản thi hành án khi con cái hoặc người thân của họ đứng tên.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến.

Nói về những biện pháp để khắc phục tình trạng này, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cần chỉ rõ các đối tượng tham nhũng, nguyên nhân và số lượng tham nhũng, từ đó mới có cơ sở để thu hồi tài sản. Đồng thời cần làm tốt việc kê khai tài sản ngay từ ban đầu, nếu kê khai, nắm được số lượng tài sản của từng cán bộ, công chức, khi có dấu hiệu tham nhũng hoặc khi tham nhũng sẽ có căn cứ để thu hồi - đại biểu nêu. Cùng cùng quan điểm này, đại biểu Lê Công Nhường thấy rằng phải kê khai sự biến động tài sản của cán bộ, công chức và cả người thân trong thời gian họ đang công tác, từ đó mới có cơ sở để thu hồi.

Nói về trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá, vấn đề này đã được nêu tại Nghị quyết của Đảng cũng như quy định của pháp luật, tuy nhiên thực hiện còn chưa tốt. Đại biểu cho rằng nếu thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc này sẽ là khâu đột phá trong phòng chống tham nhũng, tạo chuyển biến tích cực.

Nói về đề xuất của mình lập ra một quỹ bồi thường án oan sai bằng tiền thu được từ nguồn gốc hoạt động tội phạm như buôn lậu, ma túy, tham nhũng…, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng đề xuất này hợp lý và công bằng khi tất cả khoản tiền thu được từ tội phạm sẽ được sung vào quỹ công để phục vụ cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và trang trải cho các rủi ro, trách nhiệm bồi thường, khắc phục thiệt hại do oan sai trong quá trình tố tụng gây ra. "Số tiền này không phải chỉ dùng cho bồi thường án oan mà còn cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhu cầu trang trải cuộc đấu tranh chống tội phạm hiện nay là rất nhiều, thậm chí ngân sách còn phải bỏ ra thêm. Cụ thể là mua phương tiện, trang bị hay là rất nhiều việc cho Bộ Công an, cho Viện Kiểm sát, cho Tòa án" - ông Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết thêm, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì tiền thu hồi từ tham nhũng sung vào ngân sách nhà nước, trong khi nhiều nước không coi tiền này là ngân sách. "Chúng ta phấn đấu cho một xã hội không tội phạm chứ không phải là chúng ta phấn đấu cho một xã hội thu được nhiều tiền từ các án tham nhũng" - ông Nguyễn Hòa Bình nêu quan điểm.

Trước ý kiến cho rằng, việc lập quỹ như vậy thì cán bộ sẽ ỷ lại vì đã có tiền bồi thường oan sai, tuy nhiên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quan điểm khác. Ông cho rằng: "Những cán bộ đã được phong các chức danh tư pháp người ta đều có lòng tự trọng, sĩ diện nghề nghiệp. Chúng ta đừng nghĩ là họ chỉ suy nghĩ về chuyện bồi hoàn tiền, họ còn có công danh sự nghiệp, uy tín và kỷ luật nhất là kỷ luật chuyên môn". Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm, Tòa án nhân dân tối cao cũng đang xây dựng quy chế về kỷ luật nội bộ theo tinh thần rất chặt chẽ, quy định chi tiết mức độ vi phạm sẽ không được tiếp tục công tác, tước chức danh tư pháp hoặc kỷ luật.

Tin nổi bật