Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Wall Street Journal: Ông Tập Cận Bình không hài lòng với phát ngôn của tỷ phú Jack Ma

(DS&PL) -

Theo Wall Street Journal. các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, đã bày tỏ thái độ không hài lòng sau lời chỉ trích của tỷ phú Jack Ma.

Theo Wall Street Journal, các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, đã bày tỏ thái độ không hài lòng sau lời chỉ trích của tỷ phú Jack Ma đối với các cơ quan quản lý.

Mới đây, tờ nhật báo tài chính Mỹ đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân quyết định chặn đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu của tập đoàn Ant Group sau khi tỷ phú Jack Ma, người nắm cổ đông lớn tại tập đoàn, có phát ngôn "chọc giận" chính phủ. 

Theo đó, những lời chỉ trích của tỷ phủ Jack Ma nhằm vào cơ quan quản lý Trung Quốc đã đưa căng thẳng giữa ông với chính phủ Bắc Kinh lên tầm cao mới.

Cụ thể, ngày 24/10, vài ngày trước khi gã khổng lồ tài chính-công nghệ ra mắt công chúng, ông Ma đã trích dẫn những lời của Chủ tịch Tập: "Thành công không nhất thiết phải đến từ tôi". Qua đó, tỷ phú Trung Quốc cho biết ông muốn hỗ trợ giải quyết các vấn đề tài chính của Trung Quốc thông qua đổi mới. Ông Ma thẳng thừng chỉ trích quy định tài chính ngày càng chặt chẽ của chính phủ đã kìm hãm sự phát triển công nghệ. Không những thế, Jack Ma còn ví các ngân hàng nhà nước không giác gì "tiệm cầm đồ".

Phát biểu của ông Ma đã khiến Chủ tịch Trung Quốc cùng các quan chức Bắc Kinh tức giận. Theo đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lệnh cho các cơ quan quản lý của Trung Quốc điều tra Ant Group đồng thời ngăn chặn đợt phát hành cổ phiếu công khai đầu tiên của tập đoàn này vào ngày 3/11.

Trước đó, các nhà đầu tư toàn đầu đã cam kết sẽ trả ít nhất 34 tỷ USD cho cổ phiếu của tập đoàn. 

Quan hệ phức tạp với chính phủ

Tờ Wall Street Journal nhận định, từ khi Chủ tịch Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông đã có nhiều hành động kìm hãm tầm ảnh hưởng của các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dalian Wanda hay Tập đoàn Bảo hiêm Anbang. 

Một quan chức Bắc Kinh cho biết: "Chủ tịch Tập Cận Bình không quan tâm việc một người có lọt trong danh sách tỷ phú thế giới hay không. Cái ông ấy quan tâm là những họ sẽ làm sau khi trở nên giàu có và liệu họ có sẵn sàng điều chỉnh lợi ích của mình để phục vụ lợi ích chung của đất nước hay không".

Nhật báo Mỹ cho hay, các nhà quản lý Trung Quốc từ lâu đã muốn kìm hãm tầm ảnh hưởng của tập đoàn Ant Group. Theo đó, công ty sở hữu ứng dụng thanh toán Alipay được cho là đã phá vỡ hệ thống tài chính Trung Quốc.

Được biết, hiện tại, hơn 70% dân số Trung Quốc đang sử dụng ứng dụng này. Bên cạnh đó, Alipay còn cho hơn 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và gần nửa tỷ cá nhân vay vốn, điều hành quỹ tương hỗ lớn nhất của đất nước và bán nhiều sản phẩm tài chính khác.

Ant Group đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tập đoàn Ant Group hướng tới nhóm đối tượng và các doanh nghiệp từ lâu đã bị các ngân hàng nhà nước bỏ qua. Bởi vậy, tập đoàn đã nổi lên như một phần quan trọng trong nền tài chính Bắc Kinh. Tập đoàn không phải tuân thủ những quy định khắt khe và yêu cầu về vốn dành cho ngân hàng thương mại.

Những điều này đã khiến các nỗ lực kìm hãm sự phát triển Ant Group của các nhà quản lý vấp phải không ít sự phản đối và chỉ trích. Một nguồn thạo tin tiết lộ, sự hỗ trợ ông Jack Ma có được đến từ các cá nhân trong các cấp chính trị và kinh doanh hàng đầu của Trung Quốc.

Trong đó, các cổ đông của Ant Group bao gồm Boyu Capital, một quỹ đầu tư tư nhân có các đối tác là Alvin Jiang, cháu trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân; quỹ hưu trí quốc gia của Trung Quốc; Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Trung Quốc; ngân hàng đầu tư hàng đầu của đất nước.

Giáo sư Eswar Prasad của Đại học Cornell, cựu lãnh đạo tại Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định: "Mối quan hệ giữa Ant Group và chính phủ Bắc Kinh vô cùng phức tạp". Dù vậy, ông Prasad cho rằng tập đoàn hiện nay không còn là "đối tượng quá lớn, quá ảnh hưởng để chịu sự quản lý". Vị giáo sư nhận định phát ngôn của tỷ phú Jack Ma hồi tháng 10 đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc hành động. 

Tầm ảnh hưởng của Ant Group

Khởi điểm của Ant Group là Alipay. Theo đó, năm 2004, Alipay ra đời như một dịch vụ hỗ trợ giao dịch thanh toán trên Taobao, thị trường trực tuyến của Alibaba. Tới năm 2011, tỷ phú Jack Ma đã có một quyết định táo bạo khi quyết định tách Alipay khỏi Alibaba. Động thái này đã khiến ông vấp phải chỉ trích của các cổ đông lớn và phải thỏa hiệp lại với họ.

Dù nắm tới 50,5% quyền biểu quyết của Ant Group nhưng ông Ma chưa từng giữ vị trí điều hành hoặc quản lý tập đoàn. 

Tỷ phú Jack Ma hướng tới một hệ thống cho vay toàn diện hơn phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: Getty

Năm 2008, khi còn là Giám đốc điều hành của Alibaba, ông Ma đã "than thở" tại một diễn đàn công khai rằng các ngân hàng truyền thống ở Trung Quốc đang phớt lờ những doanh nghiệp rất cần vốn. 

Khi ấy, ông Jack ma đã nói: "Nếu các ngân hàng không thay đổi, chúng tôi sẽ thay đổi các ngân hàng". Theo đó, tỷ phủ Trung Quốc cho biết đã hình dung "một hệ thống cho vay toàn diện hơn phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ".

Vào năm 2013, với tư cách là Chủ tịch của Alibaba, ông nhắc lại 1 lần nữa quan điểm của mình đối với các công ty cho vay truyền thống của Trung Quốc. Ông Ma nhận định Bắc Kinh không thiếu các ngân hàng hoặc các tổ chức sáng tạo mà cần những tổ chức tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ tới. Jack Ma đã tuyên bố: "Ngành công nghiệp tài chính cần những người mang lại sự thay đổi và diện mạo mới".

Vào khoảng thời gian đó, Alipay đã tạo ra một quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ trực tuyến. Quỹ này được thiết kế để giúp các cá nhân nhận được lợi nhuận đầu tư từ tiền điện tử dự phòng trong ví Alipay. Chỉ ít lâu sau khi ra mắt, quỹ này đã thành công ngay lập tức. Một số người đã chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của họ vào quỹ mới để kiếm lợi nhuận cao hơn, khiến một số ngân hàng phàn nàn rằng Alipay đang bòn rút tiền gửi của họ.

Vào năm 2014, Alipay, cùng với các doanh nghiệp tài chính khác của Alibaba, được hợp nhất thành Ant Financial Services Group, công ty hiện được gọi là Ant Group.

Trong nhiều năm, ông Ma chủ yếu xoay sở để điều hướng hai mục tiêu dường như trái ngược nhau của Chủ tịch Trung Quốc là: khuyến khích đổi mới tài chính và thị trường mở để thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn kiểm soát các lực lượng thị trường để duy trì quyền kiểm soát.

Quỹ thị trường tiền tệ lớn của Ant trở thành quỹ lớn nhất thế giới thuộc loại này, với hơn 250 tỷ USD được quản lý vào năm 2017. Cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc đã lo ngại về rủi ro hệ thống mà quỹ có thể tạo ra và gây áp lực buộc quỹ phải thu hẹp và giảm lợi nhuận. 

Vấn đề còn tồn tại

Với việc Washington đe dọa loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, Bắc Kinh đã chuyển hướng xây dựng các sàn giao dịch của riêng mình. Các cơ quan quản lý chứng khoán đã xem việc có một công ty như Ant Group được niêm yết ở cả Thượng Hải và Hồng Kông như một kết quả quan trọng của thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, rắc rối vẫn tồn tại khi các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng lo ngại về rủi ro đối với nhà băng phải gánh chịu khi cho khách hàng của Ant Group vay trực tuyến. Kể từ mùa hè, một loạt quy định, hướng dẫn và thông báo của chính phủ được đưa ra nhằm ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn từ sự phát triển của tài chính kỹ thuật số và tín dụng vi mô.

Tỷ phú Jack Ma chỉ trích các ngân hàng Trung Quốc mang "tâm lý tiệm cầm đồ" Ảnh: Nikkei

Trước vấn đề này, một số nhân viên của Ant Group đã bày tỏ lo lắng rằng những thay đổi quy định tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của công ty. 

Vào ngày 24/10, tại diễn đàn tài chính ở Thượng Hải với sự tham dự của các nhà quản lý, chính trị gia và chủ ngân hàng hàng đầu, tỷ phủ Jack Ma khẳng định IPO của Ant là "một phép màu" và là một thỏa thuận lớn diễn ra ở New York. 

Ngoài ra, ông đã chỉ trích chiến dịch kiểm soát rủi ro tài chính của Bắc Kinh. Ông nói: "Không có rủi ro hệ thống nào trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Và tài chính Trung Quốc hiện không có hệ thống".

Ông cũng nhắm vào các cơ quan quản lý, nói rằng họ "chỉ tập trung vào rủi ro và bỏ qua sự phát triển". Ông cáo buộc các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ". Ông Ma nói rằng điều đó đã "gây tổn hại tới phần lớn các doanh nhân".

Những phát biểu trên của ông đã khiến chính phủ Bắc Kinh không mấy hài lòng. 

Minh Hạnh (Theo Wall Street Journal)

Tin nổi bật