Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vừa được bổ nhiệm, quyền tổng thống Sri Lanka đã bị yêu cầu từ chức

(DS&PL) -

Sau khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa rời đất nước giữa lúc khủng hoảng, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã được bổ nhiệm làm quyền tổng thống.

Ngày 13/7 (giờ địa phương),Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước để đến Maldives giữa lúc người dân đổ ra đường biểu tình phản đối và yêu cầu ông từ chức. Động thái này được coi là đã chấm dứt gần 2 thập kỷ cai trị Sri Lanka của gia tộc Rajapaksa. 

Tuy nhiên, việc tổng thống giao lại quyền lực cho đồng minh thân thiết là Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, người đã được bổ nhiệm làm quyền tổng thống Sri Lanka, khiến làn sóng biểu tình càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, những người biểu tình đã kêu gọi ông Wickremesinghe từ chức ngay sau khi vừa được bổ nhiệm vào vị trí mới. 

Ông Rajapaksa, cùng vợ và hai vệ sĩ, đã rời sân bay quốc tế chính gần Colombo trên một máy bay của lực lượng không quân vào sáng sớm hôm 13/7. Sau khi đến Maldives, ông được cho là sẽ tiếp tục di chuyển tới Singapore. 

Người dân Sri Lanka biểu tình kêu gọi Tổng thống Rajapaksa và Thủ tướng Wickremesinghe từ chức. Ảnh: Reuters 

Các nhà chức trách từ chối tiết lộ nơi ở của ông Wickremesinghe, người đã ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho đến sáng ngày 14/7 nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn thêm sau khi những người biểu tình xâm nhập văn phòng của ông. 

Lực lượng cảnh sát đã sử dụng hơi cay nhưng không thể ngăn làn sóng biểu tình tràn vào văn phòng của ông. Một sinh viên đại học tên Sanchuka Kavinda, 25 tuổi, đứng cạnh cổng văn phòng thủ tướng, chia sẻ: "Cảm giác khá tuyệt vời, mọi người đã cố gắng kiểm soát chỗ này trong vòng 3 giờ. Không có vấn đề gì, tất cả mọi người trong đám đông này sẽ ở đây cho đến khi ông Ranil từ chức".

Trong một tuyên bố về vấn đề, ông Wickremesinghe nói rằng những người biểu tình không có lý do gì để xông vào văn phòng của ông. Ông cho biết: "Họ muốn ngăn chặn tiến trình nghị viện. Nhưng chúng ta phải tôn trọng Hiến pháp".

Được biết, Quốc hội Sri Lanka dự kiến ​​sẽ bổ nhiệm một tổng thống toàn thời gian mới vào tuần tới và một nguồn tin hàng đầu của đảng cầm quyền nói với Reuters rằng ông Wickremesinghe là lựa chọn đầu tiên của đảng. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra.

Nỗ lực ở lại của ông Wickremesinghe đã khiến những người biểu tình tức giận. Trong đó, nhiều người chỉ trích ông là đồng minh thân cận của gia đình Rajapaksa, vốn đã lãnh đạo đất nước kể từ khi anh trai của ông Rajapaksa là ông  Mahinda trở thành tổng thống vào năm 2005.

Những người biểu tình đã bày tỏ sự phản đối với Tổng thống Rajapksa và Thủ tướng Wickremesinghe vì cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất mà Sri Lankda phải đối mặt trong nhiều thập kỷ qua. Khi những người biểu tình tràn vào phủ tổng thống hồi cuối tuần, những nguồn tin chính phủ cho biết ông Rajapaksa đã chấp nhận từ chức, mở đường cho tiến trình chuyển giao quyền lực hoà bình. Tuy nhiên, dù ông đã lên chuyến bay rời Sri Lanka, việc từ chức của ông vẫn chưa được xác nhận trông ngày 13/7. 

Minh Hạnh (Theo Reuters) 

Tin nổi bật