Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tai nạn 7 người thương vong và trách nhiệm của Tổng công ty đường sắt

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nếu ngành đường sắt chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cảnh báo, rào chắn theo quy định của luật giao thông, họ cũng có trách nhiệm trong vụ tai nạn...

(ĐSPL) - Nếu ngành đường sắt chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cảnh báo, rào chắn theo quy định của luật giao thông, họ cũng có trách nhiệm trong vụ tai nạn giao thông này và phải bồi thường trách nhiệm dân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Sáng 24/10, vụ tai nạn đường sắt tại đoạn giao cắt với đường dân sinh, thuộc địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội) làm 6 người tử vong, khiến người dân địa phương bàng hoàng.

Khoảng 5h30, tàu SE2 lưu thông hướng Sài Gòn đi Hà Nội xảy ra va chạm với ôtô 5 chỗ biển số 30A (Hà Nội) tại đoạn giao cắt ở thôn Văn Giáp. Hiện trường cách ga Thường Tín khoảng 2 km, theo hướng đi ga Hà Nội.

Hiện trường vụ tại nạn làm 7 người thương vong

Tại hiện trường vụ tai nạn nói trên, khu vực đường ngang dân sinh qua đường tàu có cột đèn báo, có chuông báo tự động và có barie. Tuy nhiên, theo người dân gần hiện trường, tại thời điểm xảy ra tai nạn không có người gác chắn ở đó, nên barie không được hạ xuống để cảnh báo cho người tham gia giao thông

Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: “Vị trí xảy ra vụ tai nạn đường sắt sáng nay (24/10), ngành đường sắt có lắp đặt cột đèn báo, chuông tự động. Còn barie là do 1 doanh nghiệp gần đó tự lắp đặt và thuê người gác chắn tại đó, không thuộc quản lý của ngành đường sắt”.

Qua tìm hiểu, chiếc barie tại vị trí tai nạn nói trên do một doanh nghiệp gần đó tự lắp đặt đã được khoảng 4 năm và thuê 1 người đàn ông 71 tuổi làm nhiệm vụ hạ barie xuống khi có tín hiệu tàu sắp tới. Thời gian làm việc của người đàn ông này, sáng từ 7h - 11h, chiều từ 13h - 19h.

Liên quan tới vụ tai nạn nghiệm trọng trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh - Đoàn LS Hà Nội về trách nhiệm của Tổng công ty đường sắt Việt Nam và Doanh nghiệp tư nhân tự thuê người gác barie tại vị trí tai nạn trên.

Theo đó, LS Thơm nhân định, hàng loạt vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra những năm gần đây với hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của những người tham gia giao thông.

Nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông đường sắt xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông tại các điểm giao cắt chưa cao, không chú ý quan sát tàu khi đi qua đường ngang biển báo. Nhưng bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý của ngành đường sắt cũng còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý công tác xây dựng hành lang an toàn đường ngang của chính quyền địa phương với ngành đường sắt.

Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng ngày 24/10/2016 giữa tàu SE2 lưu thông hướng Sài Gòn đi Hà Nội va chạm với ôtô 5 chỗ biển số 30A (Hà Nội) tại đoạn giao cắt ở thôn Văn Giáp đã gây hậu quả rất nghiêm trọng làm chết 06 người và 01 người bị thương.

Trách nhiệm của Tổng công ty đường sắt VN trọng vụ việc này như thế nào?

Vị trí xảy ra tai nạn là nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, nên khi điều khiển xe ô tô qua nơi giao nhau này lái xe phải tuyệt đối quan sát, để xảy ra tai nạn thì người đầu tiên bị xem xét trách nhiệm là lái xe. Tuy nhiên cũng cần xem xét nơi giao nhau này ngành đường sắt đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cảnh báo, rào chắn theo quy định của luật giao thông hay chưa, nếu chưa áp dụng triệt để thì ngành đường sắt cũng có trách nhiệm trong vụ tai nạn giao thông này và họ phải bồi thường trách nhiệm dân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Tài sản bị mất; Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Doanh nghiệp tự thuê người gác có phải chịu trách nhiệm gì không?

Vị trí xảy ra tai nạn có rào chắn barie (Ảnh: Dân trí)

Chiếc barie tại vị trí tai nạn nói trên do một doanh nghiệp gần đó tự lắp đặt đã được khoảng 4 năm và thuê 1 người đàn ông 71 tuổi làm nhiệm vụ hạ barie xuống khi có tín hiệu tàu sắp tới. Thời gian làm việc của người đàn ông này, sáng từ 7h - 11h, chiều từ 13h - 19h.

Xét hành vi của Doanh nghiệp đã tự lắp đặt barie và thuê 1 người đàn ông 71 tuổi làm nhiệm vụ cảnh bảo an toàn với thời gian sáng từ 7h - 11h, chiều từ 13h - 19h là việc làm tốt để nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tai nạn giao thông. Việc lắp đặt barie này không cản trở giao thông và khônh ảnh hưởng đến an toàn hành lang đường sắt nên người đàn ông 71 tuổi và Doanh nghiệp này không có lỗi là nguyên nhân gây tai nạn nên không có căn cứ xử lý là đúng pháp luật.

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hoàng Nhung (Thực hiện)

Video xem nhiều nhất:

[mecloud]QfDscbAowS[/mecloud]

Tin nổi bật