Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ ông chủ WikiLeaks bị bắt: Tổng thống Ecuador bị cáo buộc rút quy chế cho tị nạn vì lý do cá nhân

(DS&PL) -

Cựu tổng thống Ecuador Rafael Correa cáo buộc Tổng thống Lenin Moreno "bán rẻ" người sáng lập WikiLeaks Julian Assange cho chính quyền Anh.

Cựu tổng thống Ecuador Rafael Correa cáo buộc Tổng thống Lenin Moreno "bán rẻ" người sáng lập WikiLeaks Julian Assange cho chính quyền Anh.

Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Ảnh: Getty

Theo ông Correa, việc rút quy chế cho phép tị nạn đối với ông chủ WikiLeaks của Tổng thống Lenin Moreno là sự "trả thù cá nhân", sau khi WikiLeaks công bố các tài liệu về "hành vi tham nhũng" của gia đình ông Moreno.

"Đó là điều đáng kinh ngạc và chưa có tiền lệ", ông Correa nói thêm. Ông cho rằng Moreno tước quyền tị nạn của Assange do tác động từ Mỹ.

Văn phòng của Moreno từng bác bỏ các cáo buộc tham nhũng, gọi đó những là "tin đồn vô căn cứ, xúc phạm" và cáo buộc phe phái của cựu tổng thống Ecuador đứng sau chiến dịch phá hoại này.

Ông Lenin Moreno Correa là tổng thống Ecuador từ năm 2007 đến 2017 và ông Moreno khi đó là phó tổng thống. Ông Correa đã cấp quyền tị nạn cho ông Assange vào năm 2012.

Hôm qua11/4, Hãng tin CNN dẫn nguồn cảnh sát London cho hay, các nhân viên của họ đã vào bên trong Đại sứ quán Ecuador, nơi ông Julian Assange trốn tránh trong suốt 7 năm qua, để bắt giữ ông này.  

Người sáng lập WikiLeaks bị cáo buộc xâm hại tình dục một phụ nữ ở Thụy Điển. Trong thời gian xin tòa án ở London cho tại ngoại, ông đã trốn vào Đại sứ quán Ecuador và xin tị nạn chính trị. Ông khẳng định nếu bị dẫn độ về Thụy Điển, nước này sẽ dàn xếp để ông bị Mỹ bắt giữ và chịu thêm những cáo buộc về làm lộ bí mật an ninh Mỹ.

Assange hiện bị giam giữ tại đồn cảnh sát trung tâm London, cảnh sát hay. Theo nhà chức trách Anh, Assange sẽ phải ra trình diện trước tòa Westminster ở London ngay khi có thể. 

Nhà sáng lập Wikileaks bị khiêng ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London. Ảnh: RT.

Phản ứng trước vụ việc trên, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã gửi lời cảm ơn đến Tổng thống Ecuador Lenin Moreno sau khi chính quyền của ông chấm dứt quy chế tị nạn cho ông Assange. "Không ai được phép đứng trên pháp luật", Ngoại trưởng Hunt viết trên Twitter.

Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cho biết, Liên minh châu Âu sẽ theo dõi sát vụ việc. Trong khi đó, cơ quan công tố Thụy Điển cho biết họ cân nhắc mở lại cuộc điều tra nhằm vào ông Assange trước các cáo buộc tấn công tình dục.

Từ Australia, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết, chính phủ nước này sẽ tìm cách tiếp cận lãnh sự quán với Assange, một công dân của Australia.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, cho biết với các phóng viên rằng Nga hy vọng chủ nhân WikiLeaks vẫn được đảm bảo các quyền nhất định sau khi bị bắt.

Wikileaks là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố, nhưng vẫn giữ tính nặc danh của nguồn tin. Trang web của tổ chức ra mắt vào tháng 12/2006 và một năm sau đó, trang web này tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đã có hơn 1,2 triệu tài liệu.

WikiLeaks năm 2010 gây chấn động toàn cầu khi công bố hàng nghìn tài liệu mật từ Lầu Năm Góc đề cập tới hoạt động của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Cùng năm, WikiLeaks tiếp tục tung ra hơn 250.000 tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ chứa những đánh giá nhạy cảm về các chính phủ và chính trị gia nước ngoài. 

Mộc Miên (Theo RT)

Tin nổi bật