Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ núp bóng từ thiện để trục lợi: Thành lập đoàn thanh tra

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mới đây, UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã thành lập đoàn thanh tra về vụ công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa có dấu hiệu lợi dụng từ thiện để trục lợi.

(ĐSPL) - Mới đây, UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã thành lập đoàn thanh tra về vụ công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa có dấu hiệu lợi dụng từ thiện để trục lợi.

Sáng ngày 8/11, trao đổi với PV, ông Vương Hồng Lương – Chánh Thanh tra huyện Quảng Xương cho biết: UBND huyện vừa ra quyết định thành lập đoàn thanh tra để thanh tra một số vấn đề sai phạm tại công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa (có trụ sở tại thôn 4, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương).

Theo đó, đoàn liên ngành (do thanh tra huyện làm chủ trì) sẽ thanh tra các nội dung hoạt động của cty TNHH Nhân Đạo từ thiện thuộc lĩnh vực nhà nước. Đoàn được yêu cầu công ty, các cá nhân liên quan cung cấp đầy đủ hồ sơ, tạo điều kiện để đoàn thực hiện nhiệm vụ. Thời hạn thanh tra không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định.

Công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa đã bán GGT cho nhiều đối tượng đi bán hàng từ thiện thu lợi bất chính.

“Sau khi có quyết định thành lập đoàn thanh tra, chúng tôi đã cử cán bộ, thanh tra viên xuống làm việc với UBND xã Quảng Bình, ông Lê Trọng Việt – Giám đốc công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa. Tuy nhiên, ông Việt viện lí do đang đưa nhân viên của công ty đi biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội nên hẹn đoàn vào sáng thứ 5 (ngày 10/11 –pv) nên chưa có kết quả. Quan điểm của chúng tôi là sai đến đâu xử lý đến đó, không có chuyện dung túng, bao che”, ông Lương cho biết thêm.

Văn phòng của công ty tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa.

Khi được hỏi nếu công ty này có nhiều sai phạm nghiêm trọng, hoạt động không đúng ngành nghề, giấy phép kinh doanh mà mượn danh từ thiện để lừa đảo, trục lợi thì thanh tra huyện sẽ xử lý thế nào? Ông Vương Hồng Lương cho hay: “Công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa hoạt động theo luật doanh nghiệp, không phải là trung tâm bảo trợ xã hội, nhân đạo nên chúng tôi chỉ được phép thanh tra một số hoạt động trong giấy phép thành lập như địa điểm, đất đai, môi trường, chế độ tiền lương, nghĩa vụ thuế… Tuy nhiên nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND Quảng Xương đề nghị Sở KH-ĐT Thanh Hóa rút giấy phép, chuyển hồ sơ qua cơ quan CSĐT công an huyện điều tra, xử lý’’.

Ông Lê Trọng Việt - Giám đốc cty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa.

Trước đó, như đã phản ánh, vào năm 2009, ông Lê Trọng Việt cùng với một người bạn thành lập công ty TNHH Nhân Đạo Thanh Hóa để chuyên sản xuất, buôn bán muối. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn thua lỗ, ông Việt và người bạn này chia tách công ty, đường ai nấy đi. Do thấy tên công ty có chữ “Nhân Đạo”, và trong lúc các trung tâm từ thiện, bảo trợ mọc ra như nấm, “làm ăn’’ khấm khá, ông Việt quyết định chuyển sang hoạt động kinh doanh… từ thiện.

Việc hoạt động của công ty này cực kỳ đơn giản, không phải bỏ ra chi phí mà được hưởng lợi cao. Theo đó, giám đốc Lê Trọng Việt chỉ việc cấp giấy giới thiệu, đóng dấu công ty cho hàng loạt đối tượng đi bán hàng từ thiện và kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm khắp cả nước. Số tiền kiếm được không nuôi một đứa trẻ nào như “thư kêu gọi”, cũng như lời nói của các nhân viên, Vị giám đốc trình bày.

Hiện, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục thanh tra, xử lý những sai phạm nghiêm trọng tại công ty TNHH Thanh Hóa và một số trung tâm dạy nghề, bảo trợ xã hội mà ĐS&PL đã phản ánh trong thời gian vừa qua.

Điều 139 luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Tái phạm nguy hiểm; 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

 e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; 

g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

Theo điểm a, khoản 2, điều 1 luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định : "Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 139".

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Triều Dương

[mecloud]avwb4dZvkM[/mecloud]


Tin nổi bật