Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ "hơn 300 xác thai nhi ở nhà máy rác": Giám đốc Bệnh viện Sản- Nhi Cà Mau lên tiếng

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ "hơn 300 xác thai nhi ở nhà máy rác", Giám đốc BV Sản- Nhi Cà Mau vừa có báo cáo về việc xử lý các trường hợp thai lưu và trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi.

Liên quan đến vụ "hơn 300 xác thai nhi ở nhà máy rác", Giám đốc Bệnh viện Sản- Nhi Cà Mau vừa có báo cáo về việc xử lý các trường hợp thai lưu và trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi tại bệnh viện.

Thông tin trên được báo Thanh Niên đăng tải. Theo đó, vào ngày 25/4, bác sĩ Võ Thành Lợi - Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, ký báo cáo về việc xử lý các trường hợp thai lưu và trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi tại đơn vị.

Một vị trí chôn cất xác thai nhi tại Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Ảnh: VnExpress

Cụ thể, trường hợp sản phụ có thai lưu nhập viện chấm dứt thai kỳ, sau khi sinh bệnh viện mời đại diện người nhà đến để thông báo tình hình cả mẹ và thai nhi. Nếu người nhà nhận thai nhi, bệnh viện sẽ bàn giao để gia đình tự chôn cất theo nguyện vọng và người nhà ký biên bản việc nhận thai nhi. Trường hợp người nhà không đủ điều kiện chôn cất, bệnh viện sẽ giao bộ phận nhà xác để liên hệ các hội từ thiện xin quỹ đất và phối hợp chôn cất.

Riêng các trường hợp trẻ sơ sinh tử vong bị bỏ rơi tại bệnh viện, bệnh viện sẽ báo cơ quan công an (có biên bản làm việc giữa hai bên) và sau đó bộ phận nhà xác liên hệ các hội từ thiện để an táng cho các trẻ sơ sinh xấu số.

"Ở bệnh viện, rác y tế đó dứt khoát là không có bỏ ra ngoài", báo Người Lao Động dẫn lời ông Lợi.

Trao đổi thêm với Pv báo Người Lao Động, ông Lợi cho hay, mỗi năm trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 9.000 – 10.000 sản phụ. Tuy nhiên số lượng thai nhi chết lưu hay trường hợp trẻ sơ sinh chết do bị bỏ rơi rất ít, khoảng 10 trường hợp/năm. Hầu hết đều được gia đình mang về chôn cất, số thi thể bé nhờ các tổ chức rất thấp.

Công nhân Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau phân loại rác. Ảnh: Tri thức Trực tuyến

Về việc xử lý rác thải tại bệnh viện, ông Lợi cho hay đối với chất thải y tế rắn và lỏng, bệnh viện tiến hành xử lý tại chỗ qua hệ thống. Còn đối với rác sinh hoạt, rác y tế, mỗi buổi nhân viên bệnh viện gom 2 – 3 lần/ngày, tùy số lượng nhiều hay ít.

"Tại các khoa phòng, nhân viên sẽ phân loại rác, sau đó đội lao động gom về khu xử lý và đốt tại lò chuyên dụng của bệnh viện. Chỉ có rác thải sinh hoạt mới đưa về nhà máy rác xử lý" - Ông Lợi trả lời.

Như tin tức đã đưa, Công ty TNHH xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) vừa có tờ trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét hỗ trợ chi phí chôn cất cho thai nhi; đồng thời kiểm tra, kiểm soát rác từ đầu nguồn để giảm thiểu việc thai nhi theo xe rác được chở về nhà máy xử lý rác thải.

Theo nội dung tờ trình, Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư, phát hiện nhiều xác thai nhi khi xử lý rác thải. Tính từ khi đi vào hoạt động (năm 2012) đến nay đã phát hiện hơn 300 xác thai nhi.

Công ty Công Lý cho biết nhà máy đã phải chôn cất các thai nhi này trong khuôn viên nhà máy; đến nay quỹ đất đầy, không còn chỗ chôn cất, hỏa thiêu thì đơn vị không có kinh phí.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật