Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ giàn khoan 981: Kiện thế nào, Chính phủ chắc chắn đã tính đến

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc lựa chọn cách nào để khởi kiện Trung Quốc thì Chính phủ chắc chắn cũng đã tính. Việc thành lập một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ cũng là 1 đề xuất đáng lưu ý.

(ĐSPL) - Việc lựa chọn cách nào để khởi kiện Trung Quốc thì Chính phủ cũng đã tính, và thành lập một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ cũng là một đề xuất đáng lưu ý.

Đó là quan điểm của ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam khi trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật về việc nên hay không nên thành lập một ủy ban, hoặc một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ những vấn đề liên quan đến pháp lý khi chúng ta tiến hành khởi kiện Trung Quốc.

Ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam.

-Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nói Việt Nam sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, một trong những biện pháp đó không thể không nói đến việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế. Ông có cho rằng đây là thời điểm chín muồi để tiến hành vụ kiện?

Tôi cho rằng, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã hết sức kiềm chế và đã thể hiện cách ứng xử hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết của LHQ và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Cách ứng xử đó của Việt Nam đã tạo ra được hiệu ứng tốt, dư luận trong nước và quốc đều bày tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với Việt Nam, lên án mạnh mẽ hành động gây hấn của Trung Quốc, đều đánh giá Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Việt Nam có đủ cơ sở để đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế và tôi cho rằng, chúng ta cũng cần sử dụng đến giải pháp này.

Theo quy định của Luật pháp quốc tế, việc đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế cũng là một trong những giải pháp hòa bình. Trong thời gian vừa qua, không những có nhiều chuyên gia pháp luật trong nước, mà nhiều học giả và các chuyên gia nước ngoài cũng đề nghị chúng ta nên sử dụng biện pháp này.

Trong các phát biểu gần đây một số đồng chí lãnh đạo của Nhà nước ta đã thể hiện rõ quan điểm, Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước phù hợp với Nghị quyết của LHQ, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 và DOC. Điều đó cho thấy nếu Trung Quốc không nhanh chóng rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và chấm dứt các hành động gây hấn thì không loại trừ chúng ta sẽ sử dụng giải pháp đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế.

-Chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để chứng minh Hoàng Sa- Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng kiện lên cơ quan tài phán là cả một quá trình với các thủ tục. Đã có ý kiến đề xuất Chính phủ nên huy động, tập hợp những luật sư và chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu Biển Đông để chuẩn bị những lập luận pháp lý vững chắc nhất, đảm bảo cho việc thắng kiện nếu chúng ta đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế. Ông có đồng tình với ý kiến này?

Về việc này, không phải bây giờ mà đã từ lâu, chúng ta có rất nhiều người tâm huyết, rất nhiều người có trách nhiệm, đặc biệt là các giới sử học và luật học đã có nhiều người nghiên cứu, công bố các công trình, tư liệu, tài liệu, bằng chứng khoa học và đưa ra những kiến giải, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị, vì vậy nếu chúng ta sử dụng biện pháp này thì chúng ta hoàn toàn có đủ nhân lực, trí tuệ, bằng chứng và các điều kiện cần thiết để thực hiện.

Việc huy động, tập hợp những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về biển Đông và luật pháp quốc tế để chuẩn bị những lập luận pháp lý vững chắc nhất, đảm bảo cho việc thắng kiện nếu chúng ta đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế cũng là một trong những đề xuất đáng lưu ý.

Riêng đối với Hội Luật gia Việt Nam, mấy năm gần đây chúng tối cũng đã có những hoạt động để góp phần vào việc làm rõ các khía cạnh pháp lý và đề xuất những giải pháp về bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, trong đó có việc phối hợp với Học viện Quan hệ Quốc tế tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế lớn về chủ đề biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực. Hội Luật gia Việt Nam cũng có nhiều hội viên là những luật gia, luật sư có trình độ, năng lực và uy tín cao, có thể tham gia vào các quá trình nghiên cứu và phục vụ cho các hoạt động cần thiết để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên Biển Đông.

Thời gian vừa qua, trước hành động vô cùng ngang ngược của Trung Quốc, Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế và đã thể hiện cách ứng xử hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

-Theo ông, có nên thành lập một ủy ban, hay một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ những vấn đề liên quan đến pháp lý khi chúng ta tiến hành khởi kiện?

Theo tôi, việc lựa chọn cách nào để khởi kiện Trung Quốc thì chắc chắn Chính phủ cũng đã tính, cũng có nhiều cách có thể thực hiện. Cơ chế tham mưu giúp cho chính phủ và các cơ quan hữu quan để có thể tiến hành vụ kiện ngoài chủ trương tập hợp những chuyên gia hàng đầu để làm việc này thì chắc chắn cũng còn nhiều cách  khác để thực hiện sao cho có hiệu quả nhất.

Còn việc lập một ủy ban hay tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ những vấn đề liên quan đến pháp lý khi chúng ta tiến hành khởi kiện thì nếu cần chắc chắn Chính phủ sẽ quyết định, Chính phủ cũng sẽ tính cơ chế và cách nào thuận lợi và tốt nhất, vì chúng ta có đủ năng lực và cũng đã có kinh nghiệm quốc tế mà chúng ta có thể nghiên cứu, tham khảo.

-Nếu có, theo ông cơ chế hoạt động của tổ công tác này sẽ như thế nào?

Theo tôi, nếu chúng ta đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế thì cần sử dụng cả hai cơ chế, có cơ quan chịu trách nhiệm và có cơ chế tư vấn. 

TS. Trần Công Trục – Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ:

Cần nhanh chóng thành lập tổ công tác đặc biệt

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần thành lập một ủy ban, hay một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ những vấn đề liên quan đến pháp lý khi chúng ta tiến hành khởi kiện Trung Quốc, thậm chí, việc này cần được tiến hành nhanh chóng, càng nhanh càng tốt.

Liên quan đến vấn đề biển Đông, chúng ta cần phải có bộ phận chuyên trách riêng để giúp nắm tình hình, tổng hợp thông tin trên tất cả các lĩnh vực để có thể tham mưu kịp thời cho Chính phủ.

Việc này liên quan nhiều đến vấn đề pháp lý nên thành viên của Hội Luật gia và Liên đoàn Luật sư hoàn toàn có thể làm được, bên cạnh đó, cần có sự góp sức của lãnh đạo các bộ hay phối hợp với các luật sư ở nước ngoài.

Thành viên của ủy ban, hay một tổ công tác đặc biệt chuyên trách tham mưu giúp Chính phủ phải là người do Thủ tướng hoặc cáp cấp lãnh đạo chỉ đạo, phải hoạt động thường xuyên, liên tục và tập trung. 

Xem thêm clip Xuất hiện tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam:

Tin nổi bật