Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ giả mạo đề thi thử môn Ngữ văn vào lớp 10 của trường Lương Thế Vinh, cần làm rõ để tránh gây hoang mang

(DS&PL) -

Chuyên gia giáo dục cho rằng, những thông tin không chính thống trên mạng, đặc biệt là những đề thi giả, có nội dung nhạy cảm sẽ càng gây “nhiễu”, gây hoang mang cho học sinh. Do vậy, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ.

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện đề Ngữ văn được cho là đề thi thử vào lớp 10 trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, có đưa nội dung nhạy cảm đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Theo hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội, tại Phần II của đề thi này có một câu văn đưa vào bị cho là nhạy cảm, không phù hợp.

Đề thi được cho là giả mạo đề thi thử vào lớp 10 trường THCS&THPT Lương Thế Vinh.

Về phía Ban giám hiệu nhà trường đã chính thức lên tiếng, khẳng định hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội có nội dung như trên không phải đề thi thử vào lớp 10 lần thứ 4 môn Ngữ văn của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh năm học 2023-2024.

Ban Giám hiệu nhà trường cho rằng, trích đoạn gây bức xúc dư luận nhằm động cơ bôi nhọ uy tín, danh dự của nhà trường.

Do vậy, trường này đã báo cáo các cơ quan chức năng, lập vi bằng để tránh tình trạng tiếp tục bị giả mạo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường.

Trao đổi với PV, PGS TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác định có hay không việc giả mạo đề thi thử vào lớp 10 trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội? Ai là tác giả của đề thi giả này? Động cơ, mục đích của việc phát tán đề thi giả có nội dung nhạy cảm như trên là nhằm mục đích gì để từ đó có hướng xử lý.

Theo PGS TS Lê Quý Đức, trước những áp lực về việc thi cử chuyển cấp mà các bạn học sinh đang phải đối mặt, thì việc xuất hiện những đề thi, những thông tin không chính thống trên mạng càng gây “nhiễu”, gây hoang mang cho học sinh và cả phụ huynh học sinh. Do vậy mà cơ quan có thẩm quyền cần sớm vào cuộc làm rõ.

Dưới góc nhìn của chuyên gia pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết: Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không có quy định như thế nào là “giấy tờ giả, tài liệu giả”. Tuy nhiên, có thể hiểu, giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp mà được làm ra với bề ngoài giống như thật, nhằm mục đích “đánh lừa”, lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

“Giấy tờ giả, tài liệu giả” được làm ra và được đem đi sử dụng để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích riêng của mình, có thể xuất phát từ lý do cần bổ sung loại giấy tờ này vào hồ sơ để xin việc, để thăng hạng, lên chức nhưng lại không có đủ điều kiện để được cấp; hoặc sử dụng những giấy tờ này để lợi dụng lòng tin của người khác, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, vu khống…

Theo quan điểm của Luật sư: Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ nào. Bởi hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể.

Đối với người có hành vi sử dụng giấy tờ giả thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt là có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc bị phạt tù đến 07 năm tù tùy theo từng mức độ vi phạm.

Luật sư Bình cho biết, ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay làm nhục người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt ví dụ như phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Theo quy định tại Điều Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu TNHS về tội vu khống.

Mức phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

“Ngoài ra, người đưa thông tin, tài liệu giả phải cải chính công khai, xin lỗi và bồi thường thiệt hại nếu có”, Luật sư cho biết.

Tư Viễn

Tin nổi bật