Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ đại học Đông Đô đào tạo "chui" văn bằng 2: Bộ GD-ĐT lên tiếng

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ việc đại học Đông Đô đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này.

Liên quan đến vụ việc đại học Đông Đô đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này.

Ngày 17/8, Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) thông tin về việc cấp phép cho đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 và báo cáo của trường lên Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng văn bằng cấp... theo quy định và thông tin về việc đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh.

Cụ thể, báo Thanh Niên dẫn xác nhận của Trung tâm Truyền thông Bộ GD-ĐT, theo quy định hiện hành, muốn đào tạo để cấp văn bằng tốt nghiệp đại học thứ hai (văn bằng 2), cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT để Bộ cho phép. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT chưa nhận được văn bản đề nghị về việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của Trường đại học Đông Đô nên chưa có văn bản cho phép.

Đại học Đông Đô đào tạo "chui" văn bằng 2. 

Từ năm 2016 đến năm 2018, Trường đại học Đông Đô có thực hiện báo cáo thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả tuyển sinh các năm từ 2016 đến 2018 của trường gửi về Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT không có thông tin về việc đào tạo văn bằng 2. Do Trường đại học Đông Đô không gửi hồ sơ xin phép đào tạo văn bằng, nên Bộ GD-ĐT cũng không yêu cầu trường báo cáo.

Liên quan tới việc phôi của văn bằng mà Trường đại học Đông Đô cấp cho người học (trái phép) là phôi do Bộ GD-ĐT cung ứng, Bộ GD-ĐT vẫn viện dẫn các văn bản liên quan để khẳng định rằng trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý phôi bằng cũng như các nội dung ghi trên văn bằng. Bộ cũng đã giao cho các trường chủ động in phôi bằng, nhưng vì một số cơ sở giáo dục đại học do có khó khăn trong việc tổ chức in phôi văn bằng nên đề nghị được Văn phòng Bộ cung cấp phôi văn bằng chứng chỉ. Như vậy, Văn phòng Bộ là đơn vị cung cấp phôi văn bằng chứng chỉ (cho Trường đại học Đông Đô) như các cơ sở in phôi văn bằng khác.

Về hoạt động thanh tra, kiểm tra riêng về đào tạo và cấp văn bằng 2, Bộ GD-ĐT cho biết chỉ mới tiến hành trong năm 2019 với các trường đại học Chu Văn An, Thành Đô và Khoa Ngoại ngữ Đại học Thái Nguyên, còn trước đây thì gộp vào với hoạt động thanh tra, kiểm tra chung.

Theo tìm hiểu của PV VTCNews, trong năm 2017, Trường đại học Đông Đô công khai tuyển sinh đến 17 ngành đào tạo văn bằng 2 gồm: Công nghệ kỹ thuật Môi trường; Công nghệ Sinh học; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử truyền thông; kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Quản trị kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Quan hệ quốc tế; Luật kinh tế; Việt Nam học; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung; Thông tin học; Kế toán; Quản lý nhà nước.

Vào năm 2018, trường này tuyển sinh văn bằng 2 thêm ngành Ngôn ngữ Anh.

Trước khi phát hiện những sai phạm tại trường Đông Đô, vào năm 2011, thực hiện Nghị quyết 50/2010/QH12 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, Bộ GD - ĐT đã tổ chức kiểm tra tại đại học này.

Kết quả kiểm tra cho thấy, trường chưa có mặt bằng nên chưa xây dựng được cơ sở vật chất như cam kết; tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao. Do đó, Bộ đã có quyết định tạm dừng tuyển sinh năm 2012 đối với đại học này.

Năm 2018, Bộ đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức thanh tra công tác tuyển sinh năm 2018 của trường Đại học Đông Đô (Quyết định 80/QĐ-TTr ngày 19/9/2018). Tuy nhiên, trường Đại học Đông Đô đã có văn bản đề nghị hoãn thanh tra, lý do trường đưa ra là thời điểm đó trường chuyển trụ sở, toàn bộ hồ sơ giấy tờ đều đã đóng gói niêm phong.

Bộ GD - ĐT cho biết, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý đào tạo VB2, Bộ sẽ tăng cường kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm.

Bộ cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (sinh viên, giảng viên, sinh viên trúng tuyển, sinh viên nhập học, sinh viên tốt nghiệp, chuyên ngành đào tạo…).

Đây sẽ là công cụ để kiểm tra rà soát, quản lý về đào tạo đại học. Bên cạnh đó, Bộ đang dự thảo văn bản thay thế để tăng quyền tự chủ cho các trường, đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn với công tác đào tạo đại học nói chung và đào tạo văn bằng 2 nói riêng.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật