Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ bé trai 3 tuổi bị gấu cắn đứt cánh tay: Trách nhiệm thuộc về ai?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Lẽ ra với chức năng là đơn vị quản lý tại địa phương, thì UBND xã cần phải có các biện pháp theo dõi, nhắc nhở và giám sát bằng các kênh hay các nguồn thông tin.

(ĐSPL) – Lẽ ra với chức năng là đơn vị quản lý tại địa phương, thì UBND xã cần phải có các biện pháp theo dõi, nhắc nhở và giám sát bằng các kênh hay các nguồn thông tin về các hoạt động của những hộ dân trên địa bàn do mình quản lý.

Liên quan tới vụ bé trai Đ.T.D (3 tuổi; ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị gấu cắn đứt lìa 2/3 cánh tay phải, theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, sáng 12/1, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đến gia đình bé D. để ghi nhận, làm rõ vụ việc.

Ông Đào Văn Đang, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, khẳng định con gấu cắn bé D. được gia đình nuôi trái phép và “đây là lần đầu tiên kiểm lâm phát hiện gấu nuôi trái phép tại nhà ở TP.HCM”.

Lồng nuôi gấu cắn đứt cánh tay bé D.

Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm TP, cơ quan này đã nắm tình hình sự việc. Tuy nhiên, hiện gia đình đang tập trung cứu chữa cho cháu bé nên chưa thể tiếp xúc để làm việc.

Nhận định ban đầu cho thấy hộ gia đình này nuôi gấu nhưng không đăng ký ở Chi cục Kiểm lâm TP, đồng thời gấu cũng không được gắn chíp để theo dõi, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về nuôi nhốt động vật hoang dã.

“Nếu sau khi kiểm tra, gia đình không xuất trình được giấy tờ nguồn gốc của con gấu nói trên thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã” - vị đại diện nói. Hiện đơn vị này đang tiếp xúc với gia đình nạn nhân để xác minh làm rõ con gấu gây họa có nguồn gốc từ đâu.

Trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra tai nạn thương tâm, VTC New dẫn lời luật sư Nguyễn Thạch Thảo – Văn phòng luật sư Nguyễn Thạch Thảo – Đoàn luật sư TP.HCM, đây là vụ tai nạn rất đau lòng và cần phải xem xét trách nhiệm của những người liên quan.

Theo quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/8/2008 của Bộ NN và PTNT thì trước khi đặt trại nuôi gấu phải được sự xác nhận của UBND cấp xã.

Tuy nhiên, sau đó thì Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 06/04/2011 đã bỏ quy định việc phải có sự xác nhận của UBND xã đối với việc trước khi đặt trại nuôi gấu.

Nhưng, lẽ ra với chức năng là đơn vị quản lý tại địa phương, thì UBND xã cần phải có các biện pháp theo dõi, nhắc nhở và giám sát bằng các kênh hay các nguồn thông tin về các hoạt động của những hộ dân trên địa bàn do mình quản lý.

"Chúng ta đều biết gấu là một động vật hoang dã, mặc dù đã được nuôi dưỡng và thuần từ nhỏ nhưng bản chất của chúng vẫn là động vật ăn thịt nên khả năng gây nguy hiểm cho người dân là rất cao", luật sư Thảo nói.

Cho nên việc kiểm tra và giám sát đối với hộ gia đình trên địa bàn do mình quản lý là vô cùng cần thiết, nhằm bảo vệ sự an toàn cả về tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn do mình đang quản lý.

Ngoài ra, đối với việc nuôi gấu mà không có hồ sơ quản lý và không có gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu không có hồ sơ hợp pháp hay nuôi gấu không có chuồng, trại hoặc có chuồng và trại nhưng không đảm bảo các điều kiện quy định tại Quy chế này sẽ bị nghiêm cấm.

Theo luật sư Thảo: “Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Chi cục Kiểm Lâm sẽ tiến hành kiểm tra về quy trình kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất trang trại, mức độ an toàn, vệ sinh môi trường và xử lý chất thải ... nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thì mới được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu”.

Như đã tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, sự việc đau lòng trên xảy ra vào khoảng 15h30 ngày 11/1. Lúc này, cháu Đ.T.D (3 tuổi), trú tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (TP HCM) đang chơi trong khuôn viên nhà (số 171 Dương Công Khi, ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) thì bất ngờ bị con gấu nuôi nhốt trong lồng sắt cắn cánh tay, kéo vào trong.

Sau khi phát hiện ra sự việc, bà ngoai của bé đã chạy lại cố kéo cháu D ra và kêu cứu hàng xóm đến hỗ trợ. Bé D. sau đó được mọi người kéo ra ngoài, tuy nhiên cánh tay của bé đã bị con gấu cắn đứt lìa.

Ngay sau đó, cháu bé được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Hóc Môn, nhưng do vết thương nặng nên chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng.

TS-BS Phan Đức Minh Mẫn, Phó khoa Chỉnh hình nhi - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM xác nhận, do cháu bé bị gấu cắn được chuyển lên bệnh viện trong tình trạng cánh tay bị đứt lìa, phần đứt liền cánh tay và mỏm cụt đều bị cắn nát nên các bác sĩ không thể nối lại cánh tay cho cháu bé. Theo bác sĩ Mẫn, khi vết thương ổn định, có thể cháu bé sẽ được gắn tay giả. Tuy nhiên, cánh tay giả này chỉ mang tính thẩm mỹ chứ không còn hoạt động được như cánh tay bình thường.

Hiện các bác sĩ đang theo dõi, điều trị chống nhiễm trùng cho cháu bé vì khi bị động vật cắn, vết thương thường dơ nên bệnh nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Tin nổi bật