Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ bắt ông chủ Telegram Pavel Durov: Tổng thống Pháp phủ nhận động cơ chính trị

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng về vụ bắt ông Pavel Durov - tỷ phú người Nga, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng Telegram.

Trong bài viết được đăng trên mạng xã hội X hôm 26/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh vụ bắt giữ nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Telegram Pavel Durov "hoàn toàn không phải là quyết định chính trị".

"Lệnh bắt CEO Telegram trên lãnh thổ Pháp diễn ra theo đúng trình tự điều tra. Đây không phải là một quyết định mang tính chính trị. Thẩm phán là người có thẩm quyền đưa ra phán quyết", ông Macron viết.

Trước đó, Cơ quan Công tố Pháp thông báo rằng CEO Durov bị bắt giữ do có liên quan đến 12 cáo buộc hình sự, bao gồm: đồng lõa với hành vi rửa tiền, lừa đảo trên không gian mạng, lưu hành và phát tán văn hoá phẩm đồi trụy, từ chối hợp tác với cơ quan điều tra và che giấu một số hoạt động của Telegram.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Ở chiều ngược lại, cũng trong ngày 26/8, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ thông tin cho rằng CEO Telegram đã gặp mặt Tổng thống Putin trước khi bị bắt ở Pháp.

Ở chiều ngược lại, cũng trong ngày 26/8, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ thông tin cho rằng CEO Telegram đã gặp mặt Tổng thống Putin trước khi bị bắt ở Pháp.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm chính thức Azerbaijan trong hai ngày 18 và 19/8. Trong thời gian trên, ông Durov cũng đang du lịch ở Azerbaijan. Một số phương tiện truyền thông đưa tin đội ngũ của ông Durov đã đề xuất một cuộc gặp với ông Putin.

Trên mạng xã hội Telegram lan truyền tin đồn rằng tại Azerbaijan, ông Durov đã có các cuộc nói chuyện thực chất với quan chức cấp cao của Điện Kremlin, thậm chí có một cuộc gặp “kéo dài 5 phút” với Tổng thống Putin.

Liên quan vụ bắt CEO Telegram, người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho biết Moscow “vẫn chưa biết chính xác ông Durov bị cáo buộc tội gì”, do đó, từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Telegram Pavel Durov. Ảnh: Telegram 

Telegram có trụ sở chính tại Dubai, mặc dù công ty đã chỉ định một đại diện pháp lý tại Bỉ để quản lý việc tuân thủ luật pháp Liên minh châu Âu (EU). Telegram cũng đã tuân thủ các lệnh trừng phạt chống Nga của khối bằng cách chặn quyền truy cập vào các cơ quan báo chí của Nga.

Tuy nhiên, ông Durov liên tục từ chối giao dữ liệu người dùng cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc thiết lập cái gọi là "cửa sau" để các cơ quan này có thể giám sát các cuộc trò chuyện trên ứng dụng.

Một cựu phát ngôn viên của ông Durov hôm qua nói, chính quyền Pháp có thể đã thay mặt Mỹ thực hiện vụ bắt giữ, sau khi nhà sáng lập Telegram công khai cáo buộc các cơ quan tình báo Mỹ gây áp lực buộc ông phải cấp cho họ quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Telegram.

Telegram khẳng định, ông Durov không phải chịu trách nhiệm cho việc nền tảng này bị lạm dụng. "Ông Pavel Durov không có gì phải che giấu và thường xuyên đi lại ở châu Âu. Thật vô lý khi tuyên bố một nền tảng hoặc chủ sở hữu của nó phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng nền tảng đó", Telegram tuyên bố.

Ngoài ra, Telegram cũng bác bỏ cáo buộc công ty này không tuân thủ luật pháp EU, khẳng định các chính sách kiểm duyệt nội dung của họ "phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, Telegram đã trở thành nền tảng chính để cả Nga và Ukraine đưa tin về chiến sự và tình hình chính trị liên quan tới cuộc xung đột.

Ứng dụng này đã trở thành phương tiện truyền thông được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức trong chính quyền của ông ưa chuộng. Điện Kremlin và chính phủ Nga cũng sử dụng ứng dụng này để tuyên truyền thông tin của Nga. Ứng dụng này cũng là một trong số ít nền tảng mà người Nga có thể truy cập tin tức về cuộc chiến tại Ukraine.

Tin nổi bật