Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ án truy sát tại Bệnh viện đa khoa TP Phủ Lý: Kết luận giám định không khách quan?

(DS&PL) -

Khi giám định, đơn vị được trưng cầu giám định lại không căn cứ trên các tài liệu do cơ sở y tế chứng nhận mà chỉ dựa trên kết quả khám lại để ban hành ban hành Bản KL.

Nhiều lần đề nghị nhưng cũng phải sau gần 04 tháng mới được đưa đi giám định. Tuy nhiên khi giám định, đơn vị được trưng cầu giám định lại không căn cứ trên các tài liệu xác nhận về thương tích do cơ sở y tế chứng nhận mà chỉ dựa trên kết quả khám lại để ban hành ban hành Bản Kết luận giám định, từ đó đưa ra kết luận hoàn toàn không khách quan là những điều được chị Mai Anh phản ánh tới báo Đời sống & Pháp luật.

Theo thông tin mới nhất mà báo Đời sống & Pháp luật nhận được từ phía chị Nguyễn Thị Mai Anh - một trong hai người bị hại thuộc vụ án “Cố ý gây thương tích" và "Gây rối trật tự công cộng” xảy ra ngày 27/11/2018 trên địa bàn TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thì được biết vào ngày 28/3/2019 vừa qua, chị Mai Anh đã được CQCSĐT Công an TP Phủ Lý thông báo kết quả giám định pháp y đối với thương tích của mình.

Theo nội dung trong Thông báo số 410/TB-CQĐT đề ngày 26/3/2019 của CQCSĐT công an TP Phủ Lý thì ngày 20/3/2019, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Hà Nam - đơn vị được yêu cầu giám định thương tích của chị Mai Anh đã ban hành Bản kết luận giám định số 20/19/TgT kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể của chị Mai Anh như sau: “Tại thời điểm giám định không phát hiện thấy thương tích. Vì vậy không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể”.

Thông báo kết luận giám định số 410/TB-CQĐT

Trước kết quả giám định pháp y kể trên, chị Mai Anh cho biết mình không hề bất ngờ về kết quả giám định mà chỉ thấy hết sức “nực cười”. Bởi lẽ theo chị, với nội dung kết luận nêu trên thì có thể thấy rằng Trung tâm giám định pháp y tỉnh Hà Nam đã đưa ra kết luận chỉ dựa trên việc xem xét thương tích tại thời điểm giám định (sau gần 04 tháng kể từ ngày bị gây thương tích) mà không căn cứ vào những tài liệu, giấy tờ mà cơ sở y tế (Bệnh viện mắt Trung ương) - nơi đã khám chữa điều trị cho chị Mai Anh xác nhận.

Mặt khác với hàng loạt những dấu hiệu bất thường trước khi được đưa đi giám định như: Dù nhiều lần đề nghị được đưa đi giám định thương tật nhưng phải sau gần 04 tháng CQĐT mới thực hiện hoạt động điều tra quan trọng này này. Trước đó, chồng chị là anh Phạm Thanh Bình - người bị hại trong vụ án cũng được đưa đi giám định tại Trung tâm giám định pháp y tỉnh Hà Nam. Với nhiều thương tích và thương tích cũng rất nghiêm trọng nhưng cơ sở này cũng chỉ kết luận tỷ lệ phần trăm thương tích của anh Bình chỉ có 7%. Không đồng tình với kết quả giám định, anh Bình nhanh chóng có đơn khiếu nại về kết quả giám định và đề nghị được đưa đi giám định lại thì CQĐT đã nhanh chóng có văn bản trả lời với nội dung rằng: “Bản kết luận là rõ rằng và đầy đủ, không có nghi ngờ hoặc mâu thuẫn gì trong nội dung kết luận với các tài liệu chứng cứ khác”… “Với hàng loạt những dấu hiệu bất thường đó thì việc Trung tâm giám định pháp y tỉnh Hà Nam có kết luận rằng thương tích của tôi là 0% thì cũng không phải là điều bất ngờ. Điều tôi lo lắng, tiên lượng trước đây thì nay đã thành sự thật” chị Mai Anh giãi bày.

Đề nghị trưng cầu giám định lại của anh Bình không được chấp nhận. (Ảnh GĐVN)

Chị Mai Anh cũng cho biết thêm, chị hoàn toàn không đồng ý với kết quả giám định nêu trên, do vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngay lập tức chị cũng đã có đơn khiếu nại và đề nghị CQCSĐT Công an TP Phủ Lý đưa mình đi giám định tại một tổ chức giám định khác, cụ thể đó là Viện pháp y Quốc gia. Tuy nhiên, chị cũng không khỏi lo lắng rằng yêu cầu này của chị rồi cũng sẽ không được CQĐT chấp thuận giống như trường hợp của anh Phạm Thanh Bình.

Chúng tôi sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng và những người có liên quan để làm rõ những nội dung trên và tiếp tục thông tin tới bạn đọc những diễn biến tiếp theo của vụ án.

Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
….
Điều 208. Thời hạn giám định
Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

PV/Khỏe 365

Tin nổi bật