Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ án "cướp gỗ huê": Lấy tội danh thay cho hành vi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ông Trần Trường Phi, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình đã nhận định như vậy khi nói về vụ án nghi vấn oan sai "cướp gỗ huê".

(ĐSPL) - Ông Trần Trường Phi, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình đã nhận định như vậy khi nói về vụ án "cướp gỗ huê" mà dư luận nghi vấn có oan sai nghiêm trọng.

Sau khi nhận được đơn kêu oan của các "bị can" trong vụ án "cướp gỗ huê" gây chấn động dư luận Quảng Bình, chúng tôi đã về làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng của sự vụ bất thường này. Trong khi, đại diện VKSND và TAND tỉnh tỏ ra cầu thị, trao đổi nghiêm túc thì CQĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã viện lý do từ chối làm việc.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Trần Trường Phi cho rằng, vụ án này đã 3 lần trả hồ sơ vì CQĐT không cung cấp được đủ chứng cứ. Theo vị đại diện của VKS tỉnh, động cơ của các bị can này là quyên góp tiền đi mua bán kiếm lời, có trả giá, không có hành vi cướp. Cướp là phải đè bẹp ý chí, dùng vũ lực.

Trong khi đó, ở đây, đôi bên có quan hệ thân quen, ở gần nhà nhau, có người là anh em, chú cháu ruột với nhau. Và nữa, lúc đầu, công an lên tìm thì Phạm Văn Toàn đã trốn nhưng vì ép tố cáo nên mới tố cáo nhóm của Nguyễn Văn Hiệu cướp tài sản.

Còn theo quan điểm của TAND tỉnh Quảng Bình, đây là vụ án oan sai, cần phải tuyên án vô tội. Xuất phát từ quan điểm đó, ngày 20/01/2014, TAND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định số 29/2014/QĐ – THS trả lại hồ sơ vụ án.

Vụ án bắt đầu, từ sau khi 3 cây huê ở Hung Trí "biến mất"

Thẩm phán Hoàng Đại Anh, người trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ án này tại tòa sơ thẩm lập luận: “Làm gì có chuyện cướp mà sáng cướp, tối lại ra quán cà phê gặp nhau để trao đổi chuyện thanh toán tiền nong. Cướp thì phải đe dọa, phải dùng hung khí. Vậy ai cầm rựa, ai cầm dây? Anh phải làm cho rõ xem”.

Ông Hoàng Đại Anh phân tích thêm: Kết luận điều tra rất mơ hồ, định giá không rõ ràng. "Tôi thấy nó (bị hại Phạm Văn Toàn – PV) trong vụ này vừa ăn cướp, vừa la làng”, thẩm phán Anh nhận định, Toàn là người vu cáo các "bị can".

Đi tìm nguyên nhân sâu xa của vụ án, chúng tôi phát hiện có nhiều uẩn khúc cần phải làm sáng tỏ. Đáng chú ý là các "bị can" đều tố cáo: Sau khi nhóm này bán số gỗ trên cho anh Phạm Hải, có một điều tra viên tên S. đã tìm gặp trưởng nhóm Nguyễn Văn Hiệu đề nghị chung chi một số tiền lớn.

Theo lời trình bày của các "bị can", vị điều tra viên này cho hay, nếu chịu chi ra số tiền đó thì sẽ cho êm, nếu không sẽ làm thành án. Do số tiền yêu cầu quá lớn nên nhóm của Hiệu đã không đồng ý. Nội dung tố cáo này, chúng tôi đang điều tra, kiểm chứng.

Một nguồn dư luận còn cho rằng, ngoài nguyên nhân trên, 15 người trong nhóm của Hiệu đã bị ép án để "thí tốt" cho những đầu nậu buôn huê nổi tiếng đất Quảng Bình là: Hùng M., Hải T. và Tài T... Những nhân vật này được cho là người "cầm trịch" trong vụ chặt phá và đang sở hữu 3 cây gỗ huê quý giá trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cũng theo quan điểm của TAND tỉnh Quảng Bình, vụ án này cũng không thể khởi tố hình sự các bị can về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, vì vào năm 2013 phát sinh Nghị định 157 cho rằng, để khởi tố tội này, phải có hành vi mua bán trên 1,5m3 gỗ quý hiếm, trong khi số gỗ 2 nhóm mua bán lại thấp hơn so với quy định. Theo thẩm phán Anh, vụ này chỉ xử lý hành chính, thu hồi lại tiền cho nhà nước.

Chi tiết của toàn bộ vụ án "cướp gỗ huê" sẽ được chúng tôi chuyển tải đầy đủ trên báo giấy ĐS&PL. Mời quý vị đón đọc!

Tin nổi bật