Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 13 học sinh Thanh Oai nghi ngộ độc thực phẩm: Không phải do nước ngọt

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Liên quan đến vụ 13 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước ngọt.

Theo An ninh Thủ đô, trước đó vào ngày 30/9, tại Hà Nội xảy ra vụ 13 học sinh Trường THCS Bình Minh (huyện Thanh Oai) phải nhập viện, nghi ngờ bị ngộ độc sau khi uống nước ngọt được phát miễn phí tại cổng trường.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục ATVSTP Hà Nội phối hợp cùng cơ quan liên quan đã lập đoàn kiểm tra, xác minh, tiến hành niêm phong 234 chai Trà mật ong Boncha vị ô long đào (trên nhãn ghi Sản phẩm của Công ty cổ phần Uniben, địa chỉ ở tỉnh Bình Dương, sản xuất), 02 chai nước C2 hương ổi hồng chanh dây (trên nhãn ghi sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, địa chỉ ở tỉnh Bình Dương, sản xuất).

Loại nước được phát miễn phí trước cổng trường THCS Bình Minh. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đây là các chai nước ngọt được phát miễn phí tại cổng trường THCS Bình Minh. Trong đó, có 98 chai nước đã sử dụng (học sinh đã uống), 136 chai chưa sử dụng. Đoàn đã lấy mẫu hai loại nước ngọt này gửi đi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.

Ngày 4/10, chia sẻ trên Tuổi Trẻ Online, đại diện Phòng Y tế huyện Thanh Oai cho biết đã có kết quả kiểm nghiệm hai mẫu sản phẩm này.

Theo kết quả của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, cả hai mẫu sản phẩm được chuyển đến các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh vật: Clositridium perdringens, Coliforms, E.coli, Pseudomanas aeruginosa đều cho kết quả đạt tiêu chuẩn theo QCVN6-2:2010/BYT.

Vì vậy, xác định nguyên nhân khiến trẻ nhập viện không phải do ngộ độc sau khi uống nước ngọt.

Về các triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mà trẻ gặp phải sau khi uống nước ngọt miễn phí, đại diện phòng y tế huyện nhận định có thể do trẻ uống lượng lớn nước ngọt nên dẫn đến tình trạng này.

Theo đó, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường hoặc carbohydrate, tuyến tụy hoạt động mạnh để tạo ra insulin giúp phân hủy đường, điều chỉnh đường huyết.

Lượng đường trong máu giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Ngoài ra, ngày 30/9 (ngày diễn ra vụ nghi ngờ ngộ độc), nhà trường không tổ chức ăn bán trú, vì vậy loại trừ nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do ăn uống tại trường.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cũng khuyến cáo đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng, phụ huynh học sinh về kiến thức việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi có biểu hiện nghi ngờ sử dụng thực phẩm không an toàn cần đến ngay cơ sở y tế để khám.

Tin nổi bật