Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Ảnh minh họa
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.
- Tắc hai vòi trứng.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Xin trứng.
- Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
- Tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh.
- Không tinh trùng trong tinh dịch (lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn).
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải tập trung vào thực phẩm toàn phần, ưu tiên rau củ, trái cây, được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Một đánh giá tổng hợp năm 2023 trên 27 nghiên cứu cho thấy chế độ này có thể tăng cơ hội thụ tinh ống nghiệm thành công.
Trước đó, nghiên cứu cụ thể hơn trên gần 250 phụ nữ ở Hy Lạp cho thấy ăn kiểu Địa Trung Hải cải thiện tỷ lệ IVF thành công ở những người dưới 35 tuổi không bị thừa cân hoặc béo phì. Nam giới vô sinh hiếm muộn cũng được khuyến khích áp dụng chế độ ăn này do thực phẩm ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh trùng.
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải tập trung vào thực phẩm toàn phần, ưu tiên rau củ, trái cây. Ảnh minh họa
Cụ thể, các cặp vợ chồng nên tăng cường trái cây và rau quả tươi. Chọn protein nạc như cá và thịt gia cầm. Ăn ngũ cốc nguyên hạt như quinoa. Bổ sung các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng. Chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo. Ăn chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt như hạt điều, óc chó...
Nghiên cứu cũng chỉ ra bổ sung các axit béo tự do DHA và EPA, COQ-10, melatonin, myo-inositol và omega-3 tăng tỷ lệ thụ thai khi IVF trong một số trường hợp nhất định.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Roger Hart tại Đại học Tây Australia, cho biết chất DHEA và COQ-10 có lợi cho phụ nữ trải qua quá trình kích thích buồng trứng, còn myoinositol tốt cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một tình trạng phổ biến gây vô sinh.
Phụ nữ được khuyến nghị dùng vitamin dành cho bà bầu từ ít nhất 30 ngày hoặc thậm chí vài tháng trước chu kỳ IVF để tăng lượng axit folic. Vitamin này rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh về não và cột sống cho thai nhi.
Nếu mức vitamin D thấp, phụ nữ nên bắt đầu bổ sung vitamin D trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản. Lượng vitamin D thấp ở người mẹ có thể liên quan đến bệnh tự kỷ. Chuyên gia khuyên bệnh nhân thực hiện IVF nên bổ sung dầu cá để hỗ trợ phôi thai phát triển.
Nam giới cũng có thể bổ sung vitamin sớm để tăng cường sức khỏe tinh trùng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng.
Người đang điều trị hỗ trợ sinh sản nên kiêng rượu và thuốc lá. Tốt nhất nên ngừng uống rượu ít nhất ba tháng trước khi IVF để cơ thể có thời gian loại bỏ độc tố. Uống hai ly rượu một tuần đối với phụ nữ hoặc 4 ly đối với nam giới cũng tác động đáng kể đến cơ quan sinh sản. Hút thuốc làm suy giảm sức khỏe trứng và tinh trùng.
Thực phẩm nên hạn chế trong quá trình IVF gồm nước ngọt, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo, bánh mì trắng, khoai tây, thịt đỏ, đường, đồ ăn nhanh... Cắt giảm muối, tăng hương vị món ăn bằng các loại thảo mộc và gia vị khác.