Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự suy giảm dần chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản. Giai đoạn này thường bắt đầu vài năm trước khi mãn kinh thực sự, khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40.
Thiên Môn Chùm có chứa phytoestrogen, nó thực hiện chức năng bằng cách liên kết trực tiếp với thu thể estrogen mà không làm tăng nồng độ estrogen nội sinh. Ảnh minh họa
Nguyên nhân chính gây ra tiền mãn kinh là sự suy giảm tự nhiên của hormone estrogen do buồng trứng sản xuất ít đi. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và duy trì sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra tiền mãn kinh sớm, bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn mãn kinh sớm, bạn cũng có nguy cơ cao hơn.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tổn thương buồng trứng và đẩy nhanh quá trình mãn kinh.
- Hóa trị hoặc xạ trị: Các phương pháp điều trị ung thư này có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng: Việc cắt bỏ buồng trứng sẽ dẫn đến mãn kinh ngay lập tức.
Sự suy giảm estrogen có thể gây ra một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của phụ nữ. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều, kéo dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh cũng có thể thay đổi.
Bốc hỏa: Cảm giác nóng bừng đột ngột ở mặt, cổ và ngực, kèm theo đổ mồ hôi và tim đập nhanh.
Khô âm đạo: Âm đạo trở nên khô và mỏng hơn, có thể gây đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm.
Thay đổi tâm trạng: Dễ cáu gắt, lo lắng, trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
Giảm ham muốn tình dục: Sự suy giảm estrogen có thể ảnh hưởng đến ham muốn và khả năng đạt cực khoái.
Các vấn đề về tiết niệu: Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và tiểu không tự chủ.
Tăng cân: Sự thay đổi hormone có thể làm tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng.
Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và khó tập trung.
Thiên Môn Chùm có chứa phytoestrogen, nó thực hiện chức năng bằng cách liên kết trực tiếp với thu thể estrogen mà không làm tăng nồng độ estrogen nội sinh.
Nguồn phytoestrogen này có thể làm giảm các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, teo âm đạo.
Tác dụng này cũng đã được thể hiện trong nghiên cứu của GS. Pradip Kinage và GS. Deepika Chaudhari.
Phytpestrogen trong Thiên Môn Chùm ảnh hưởng đến sự điều hòa chu kỳ rụng trứng và động dục ở động vật có vú, thúc đẩy sự tăng trưởng sự khác biệt chức năng sinh lý của hệ sinh dục nữ, tuyến yên, tuyến vú và một số cơ quan khác.
Trong Ayurveda, Thiên Môn Chùm chứa saponin steroid và các isoflavone có thể làm tăng ham muốn tình dục, chữa viêm cơ quan sinh dục, làm ẩm các mô khô của vùng kín, trẻ hóa tử cung, hỗ trợ chữa huyết trắng và rong kinh.
Rễ của Thiên Môn Chùm là thuốc bổ có tác dụng kích thích tình dục mạnh mẽ. Vì thế nó mới được mệnh danh là “cây trăm chồng” - tức ngụ ý về tác dụng tăng khả năng sinh sản và sức sống cho người phụ nữ.
PCOS là bệnh nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Bệnh làm thay đổi nồng độ lipid huyết thanh, gây chảy máu tử cung bất thường và vô sinh.
Trong quá trình điều trị kéo dài 6 tháng có sử dụng Thiên Môn Chùm, 85% hiếm muộn do PCOS đã được chữa khỏi thành công, trong đó 75% phụ nữ đã thụ thai.
Một nghiên cứu khác của TS. Sana Fatima Majeedi, Ismath Shameem và Mariyam Roqaiya cũng cho thấy Thiên Môn Chùm có hiệu quả trong kích thích tăng trưởng nang trứng và rụng trứng, theo báo Sức khỏe & Đời sống.