Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

VN Pharma đã từng nhập lậu 7 loại thuốc khác từ các "công ty ma"

(DS&PL) -

Hồ sơ vụ án cho thấy VN Pharma nhập từ "công ty ma" ở Canada 7 loại thuốc khác ngoài thuốc chữa ung thư nhưng chưa bị xem xét trách nhiệm.

Theo cáo trạng của viện kiểm sát Nhân dân, ngoài việc làm giả hồ sơ thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg Caplet, từ năm 2012 đến năm 2014, Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm còn làm giả hợp đồng mua bán thuốc với Công ty Austin Hong Kong để làm thủ tục nhập khẩu một số lô thuốc kháng sinh H2K-Levofloxacin và H2K-Ciprofloxacin có nhãn mác Health 2000 Inc Canada. 2 loại thuốc này dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, được chia thành 7 thuốc với các hàm lượng khác nhau.

Cũng như lô thuốc chữa ung thư, lô thuốc kháng sinh này được VN Pharma thông qua Võ Mạnh Cường đặt mua của người tên Raymundo ở Philippines để làm thủ tục nhập khẩu.

Võ Mạnh Cường đã làm giả hóa đơn bán hàng, danh mục hàng hóa, tờ khai sản phẩm, đóng dấu Công ty Health 2000 Inc Canada và cung cấp cho VN Pharma. Tuy nhiên, trong cáo trạng cho biết do không thu giữ được đầy đủ tài liệu và tang vật nên Cơ quan an ninh điều tra không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của lô hàng có hai thuốc H2K-Levofloxacin và H2K-Ciprofloxacin do Health 2000 Inc Canada sản xuất.

H2K-Levofloxacin là thuốc chuyên chỉ định cho các bệnh như viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi cộng đồng, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, bệnh than…            

Trong khi đó H2K-Ciprofloxacin, chuyên chỉ định cho nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng và các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương - tủy, viêm ruột vi khuẩn nặng…

Điều đáng nói là toàn bộ vụ việc VN Pharma làm giả hồ sơ giấy tờ để nhập 7 loại thuốc kháng sinh trên  chưa hề được xem xét đưa vào cho vào để xử Nguyễn Mạnh Hùng và đồng phạm cho đến thời điểm này.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Đại biểu Quốc hội, Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng cần điều tra lô thuốc kháng sinh H2K-Levofloxacin và H2K-Ciprofloxacin mà VN Pharma từng nhập khẩu.

Bà Phong Lan thắc mắc vì sao cáo trạng của Viện kiểm sát cũng như Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh trong quá trình xét xử nguyên Tổng Giám đốc công ty VN Pharma không hề nhắc đến chuyện Bộ Y tế từng rút đăng ký của 7 thuốc kháng sinh do công ty này nhập lậu và tung ra thị trường hồi năm 2014.

Ngoài ra, đây còn là thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, nếu tiêu chuẩn chất lượng không đảm bảo thì nguy cơ tử vong của người không may sử dụng là rất cao.

Rõ ràng việc các cơ quan có thẩm quyền “lờ” đi không nhắc đến 7 thuốc này khi có nhiều dấu hiệu mập mờ về nguồn gốc và chất lượng là câu hỏi cần được giải đáp. Bởi người dân, cụ thể là những người đã sử dụng loại thuốc này có quyền được biết nguồn gốc, chất lượng loại thuốc đã tiêm vào người họ là như thế nào.

Một khi khủng hoảng lòng tin của người dân tăng cao, bệnh nhân uống thuốc mà không tin tưởng vào loại thuốc đó thì làm sao mà khỏi bệnh?

Báo Đời sống & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Sáng nay (19/10), Tòa án nhân dân Cấp cao TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma (gọi tắt là VN Pharma) theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và kháng cáo của các bị cáo.
Trước đó, Theo chỉ đạo đột xuất của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/9, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra tại trụ sở Bộ Y tế với nội dung liên quan đến việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc cấp phép nhập khẩu, trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty CP VN Pharma.

Cảnh Kỳ

Tin nổi bật