Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vĩnh biệt nhà thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhà thơ Kiên Giang đã từ trần lúc 6h30 sáng nay 31/10 tại Bệnh viên Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM, hưởng thọ 86 tuổi.

(ĐSPL) - Nhà thơ Kiên Giang, tên thật Trương Khương Trinh sinh ngày 17/2/1929 tại Kiên Giang đã từ trần lúc 6h30 sáng nay 31/10 tại Bệnh viên Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM, sau nhiều ngày hôn mê sâu vì đột quỵ, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhà Thơ Kiên Giang.

Nhà thơ Kiên Giang tên thật Trương Khương Trinh. Ông sinh ngày 17/2/1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Vừa làm thơ Khương Trinh còn là soạn giả nổi tiếng nổi tiếng của miền Nam. Khi viết thơ và tuồng Ông dùng bút danh là Kiên Giang và bút danh Hà Huy Hà để viết báo.

Bút tích của nhà thơ Kiên Giang trong bài Màu hoa khoe sắc nắng Long Xuyên.

Kiên Giang nổi tiếng trên thi đàn văn học với bài thơ Hoa tím thôi cài trên áo trắng từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ XX. Bài thơ nói về câu chuyện tuổi học trò trong sáng, thơ ngây, thánh thiện không nhuốm bụi trần của một người con trai ngoại đạo đối với người con gái có đạo.

“Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím 
Em là cô gái tuổi băng trinh”.

Nguyễn Văn Thức nhận xét về thơ Kiên Giang: “Một nhà thơ chỉ có giao lưu với câu lạc bộ thơ quận là chính, Hoa trắng thôi cài trên áo tím nay chỉ còn lại là kỷ niệm. Đôi khi tôi thấy nhà thơ lạnh như sương giá, buồn quanh đời”.

Kiên Giang không chỉ là một thi sĩ thành công mà còn là một soạn giả đã đưa thi ca vào trong sân khấu để lại cho đời những vở tuồng mạng đậm chất thơ như: Ngưu lang Chức nữ, Sơn nữ Phà ca, Người đẹp bán tơ, Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới…Thơ Kiên Giang cũng như thơ Nguyễn Bính có nét chung bình dị, mộc mạc, nhưng một bên là chân quê Nam Bộ còn một bên là chân quê Bắc Bộ.

Tác phẩm "Hoa trắng thôi cài lên áo tím".

Kiên Giang viết nhiều về mẹ, Trong bài thơ “Tiền và lá” ông đề “Kính tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc ở xóm biển Kiên Giang”, có lúc bị nhầm là thơ Nguyễn Bính. Bài thơ có những câu phảng phất tâm hồn chân quê cảm động.

“Bây giờ những buổi chiều êm

Tôi gom lá đốt, khói lên tận trời

Người mua đã bị mua rồi

Chợ đời họp mình tôi…Vui gì!”.

Sinh thời, cố nhà văn Sơn Nam từng tâm sự: “Một cuộc đời lăn lóc, chẳng bao giờ khấm khá, về già làm chuyện ái hữu, tương tế, quả là thành đạt, không xấu hổ với đất nước. Đây là một người bạn cùng xóm, cùng làng, cùng xứ U Minh mà tôi lấy làm tự hào và thật lòng ca ngợi”.

Nhà thơ Kiên Giang từng bị tù vì là một trong những người tổ chức Ngày ký giả ăn mày, phản đối Luật báo chí sửa đổi của chính quyền Sài Gòn năm 1974.

Được biết, sau khi tẩm liệm, linh cữu nhà thơ Kiên Giang sẽ được đưa về Nhà Tang lễ TP.HCM, số 25 Lê Quý Đôn, quận 3. Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ ngày 1/11. Lễ truy điệu tiến hành lúc 7 giờ ngày 3/11, sau đó đoàn xe tang sẽ di chuyển và tạm dừng ở trụ sở Ban Ái hữu Nghệ sĩ TP.HCM số 133 Cô Bắc, quận 1, nơi ông có nhiều năm gắn bó.

Nhà thơ Kiên Giang sẽ an nghỉ tại Nghĩa trang Hoa viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đây cũng là nơi người bạn chí cốt của ông, nhà văn Sơn Nam, cũng đã an nghỉ hơn 5 năm về trước. Theo Ban quản lí Chánh Phú Hòa cho biết sẽ thu sếp để mộ nhà thơ Kiên Giang và nhà văn Sơn Nam nằm cạnh nhau, theo ước nguyện của nhà thơ Kiên Giang bấy lâu nay.

Tin nổi bật