Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vinaconex được giao làm đường nước: Có lợi ích nhóm hay không?

(DS&PL) -

(ĐSPL)- “Tiếp tục giao cho một đơn vị đã từng gây ra sự cố nhiều lần như thế thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Cần phải xem xét trách nhiệm, liệu có lợi ích nhóm hay không”, ĐBQH Lê Như Tiến đặt vấn đề.

(ĐSPL)- “Tiếp tục giao cho một đơn vị đã từng gây ra sự cố nhiều lần như thế thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Cần phải xem xét trách nhiệm, liệu có lợi ích nhóm hay không”, ĐBQH Lê Như Tiến đặt vấn đề.
Đường ống nước sông Đà vỡ đến 9 lần kể từ năm 2012 đến nay.
Sau 9 lần vỡ đường ống nước sông Đà liên tiếp, TP Hà Nội vẫn quyết định để Vinaconex làm chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến ống số 2. Báo Đời sống và Pháp luật ghi nhận ý kiến của một số ĐBQH và chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội:
Quyết định của TP Hà Nội có quá mạo hiểm?
ĐBQH Lê Như Tiến.
Liệu Vinaconex hiện nay có còn đáng tin? Liệu quyết định của UBND TP Hà Nội có quá mạo hiểm?
Việc Vinaconex xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà mà trong vài năm đã vỡ đến 9 lần, làm cho hơn 70.000 hộ dân thủ đô “khát nước”, đảo lộn sinh hoạt là điều khó có thể chấp nhận.
Đây là một dự án có vốn đầu tư rất lớn, tác động trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân mà lại liên tục gặp sự cố. Hơn nữa, mỗi lần đường ống bị vỡ, họ lại sửa chữa, chắp vá, chắp vá nhiều đến nỗi cứ mỗi lần sửa xong lại bị vỡ, như vậy phải xem lại năng lực của đơn vị nhận xây dựng đường ống nước này từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công, giám sát thi công, nghiệm thu…
Làm một công trình như thế thì phải tổ chức đấu thầu có nhiều đơn vị khác nhau chứ không thể chỉ định thầu ở một đơn vị được, nhất là với số tiền khổng lồ như thế, trong khi anh ta đã có tiền sự cố vỡ đến 9 lần. Vỡ 9 lần thì chắc chắn không thể do bất khả kháng nữa mà có yếu tố về chủ quan.
Cần phải đưa ra so sánh rằng, tại sao một số đường ống của Pháp để lại từ trước năm 1954 đến nay hiện vẫn còn sử dụng được, mà đường ống của chúng ta mới có mấy năm đã hỏng liên tiếp.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu tiếp tục giao cho một đơn vị đã từng gây ra sự cố nhiều lần như thế, với năng lực như vậy thì rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Trong vấn đề này, chúng ta phải xem xét trách nhiệm, liệu có vấn đề lợi ích nhóm trong này hay không. Về phía UBND Thành phố Hà Nội cũng nên thận trọng, đưa ra nhiều đơn vị để rộng đường lựa chọn, cho đấu thầu công khai, không nên chỉ định 1 đơn vị, hơn nữa lại là đơn vị làm mình khốn khổ suốt trong những năm qua.
Còn nếu UBND TP Hà Nội lại tiếp tục giao cho Vinaconex làm chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sông Đà thứ 2 như thế thì ai dám chắc rằng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ không phải xây dựng đường ống thứ 3?
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội):
Tiếp tục thanh tra, cần thiết phải khởi tố hình sự
ĐBQH Đỗ Văn Đương.
Theo tôi đây là một vấn đề rất hệ trọng. Thứ nhất đây là một dự án chi tiêu rất nhiều tiền; thứ hai là liên quan đến đời sống sinh hoạt, an ninh - trật tự của rất nhiều người dân trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thiết nghĩ trước hết cần phải tiếp tục thanh tra, cần thiết khởi tố một vụ án hình sự, truy tố trách nhiệm những người liên quan xem thực chất có tham ô nguyên vật liệu hay thất thoát gì không mà dẫn đến công trình kém chất lượng xảy ra vỡ 9 lần như thế.
Việc Vinaconex là đơn vị đang bị xem xét về việc này thì theo tôi không nên tiếp tục giao cho Vinaconex, thiếu gì các đơn vị có thể thi công công trình này. Bây giờ chỉ cần công khai mời thầu thì chắc rằng rất nhiều đơn vị có thể thi công tốt.
Dưới góc độ quản lý nhà nước thì Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội cần có cái nhìn tổng thể, khách quan. Việc đã giao cho Vinaconex thi công đường ống dẫn nước lần 1 rồi mà bị hỏng đến 9 lần vậy mà bây giờ lại giao cho làm là không nên. Đáng ra phải giao đơn vị khác hoặc đấu thầu theo Luật Đấu thầu có giám sát chặt chẽ thì mới đảm bảo không có chuyện hỏng rồi xin lỗi.
Ông Đào Ngọc Nghiêm (nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội, Phó chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Hà Nội):
Tin Vinaconex "nhận lỗi thành thật" là không thực tế
KTS Đào Ngọc Nghiêm.
Vinaconex được giao làm đường ống nước thứ 2, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội vẫn tin rằng đơn vị nhận lỗi "thành thật" là làm tốt hơn đơn vị khác là không thực tế.
Về mặt hình thức thì Vinaconex đang được Bộ Xây dựng giới thiệu và Hà Nội giao cho Vinaconex. Vinaconex cũng có những thuận lợi nhất định vì đơn vị này là chủ đầu tư của tuyến đường ống dẫn nước số 1.
Nhưng vấn đề đặt ra là Vinaconex làm như thế nào để bảo đảm chất lượng, vì bài học vừa qua thể hiện rất rõ là anh làm không đảm bảo chất lượng. Vinaconex  là chủ đầu tư nên bây giờ cần phải hoàn tất trình tự, thủ tục. Trong đó nhất là vấn đề thiết kế, vấn đề xác định cơ sở khoa học để hoàn thiện đầy đủ, cần có một hội đồng xem xét đàng hoàng chứ không để Vinaconex ra phương án quyết định giao cho nhà thầu xây dựng nào.
Thực tế đường ống thứ nhất Vinaconex giao cho một công ty của họ thi công mà họ là chủ đầu tư. Nếu trong trường hợp này anh muốn giao cho đơn vị nào anh phải hỏi ý kiến của UBND TP Hà Nội và Hội đồng nhân dân TP Hà Nội.
Vậy thì đợt này chúng ta phải giám sát chặt, thực hiện đúng trình tự như vậy không sai luật pháp.
Trong Luật Đầu tư mới mà Quốc hội vừa thông qua có một loạt điều chỉnh, xem xét, vấn đề mới, rất rõ như vậy thì cần gắn vào Luật Đầu tư mới mà triển khai. Với dự án trên địa bàn Hà Nội thì đề nghị cần tuân thủ, xem xét điều chỉnh theo Luật Thủ đô.
Quy định về xử phạt vi phạm trong đầu tư xây dựng do Hội đồng Nhân dân vừa thông qua cho phép rất nhiều hình, mức phạt trong đó có trường hợp cho phép thành phố phạt tăng gấp hai lần bình thường, vậy nên áp dụng luôn biện pháp này đối với thi công của Vinaconex.
Vai trò giám sát cần phải đặt lên hàng đầu, nếu lần thứ nhất Vinaconex là chủ quản họ tự quyết định khi giám sát của công ty của mình nên họ sai phạm họ xin lỗi, tự chịu trách nhiệm. Lần này có Luật Thủ đô, phải có sự giám sát của Hội đồng Nhân dân, UBND TP Hà Nội. Đặc biệt là phải cụ thể hóa quy định trong xử phạt mà HĐND thông qua để có biện pháp giám sát và xử phạt kịp thời từng giai đoạn khi cần thiết.

Tin nổi bật