Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Viêm màng não mô cầu có lây từ người qua người không?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Viêm màng não có thể gây tử vong trong 24 giờ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong của bệnh rơi vào khoảng 5% đến 15%.

Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường xảy ra đột ngột với hàng loạt triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn và nôn, cổ cứng, có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tủy cấp có mủ, viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia).

Bệnh viêm màng não mô cầu xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.

Bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não mô cầu, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhất. Ảnh minh họa

Có nhiều tác nhân gây viêm màng não như não mô cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Hib, enterovirus... Những mầm bệnh này thường trú ở vùng hầu họng và có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các giọt bắn hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện.

Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách,…đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh.

Bệnh viêm màng não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Tuy nhiên viêm màng não mô cầu có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong của bệnh rơi vào khoảng 5% đến 15%. Tuy nhiên, người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

Cách phòng ngừa

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, giúp người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch.

- Giữ vệ sinh nơi ở, môi trường.

- Nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.

- Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

- Bệnh nhân cần được điều trị triệt để tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.

- Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine và phác đồ tiêm phù hợp.

Trong trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin nổi bật