Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Viêm màng não có lây không?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng tấn công hệ thần kinh, đe dọa tính mạng của mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.

Theo thông tin từ Bệnh Viện Đa khoa Tâm Anh, viêm màng não là bệnh nhiễm trùng, viêm lớp màng bao bọc não và tủy sống (màng não) với các triệu chứng điển hình gồm đau đầu, sốt, cứng cổ. Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay do các vấn đề sức khỏe khác. 

Trong đó, phổ biến nhất là viêm màng não do virus, tiếp đến là vi khuẩn và hiếm khi bệnh xảy ra do nấm, ký sinh trùng hay các nguyên nhân khác. Viêm màng não do vi khuẩn được đánh giá là có diễn tiến nhanh chóng, nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Viêm màng não do virus có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách.

Viêm màng não có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặc dù viêm màng não là một bệnh nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn không biết liệu bệnh này có lây nhiễm hay không.

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng với các triệu chứng điển hình gồm đau đầu, sốt, cứng cổ. 

Viêm màng não có lây không?

Để trả lời câu hỏi "Viêm màng não có lây không?", chúng ta cần xét đến các nguyên nhân gây bệnh. Viêm màng não có thể được chia thành hai loại chính: viêm màng não do virus và viêm màng não do vi khuẩn. Mỗi loại có mức độ lây lan khác nhau.

Viêm màng não do virus

Viêm màng não do virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não. Các loại virus gây viêm màng não bao gồm virus Herpes simplex, virus cúm, virus quai bị và enterovirus. Viêm màng não do virus thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm màng não do vi khuẩn và có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.

Với viêm màng não do virus, bệnh có thể lây lan qua các giọt nước bọt, dịch mũi hoặc tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy, bệnh này có thể lây qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại virus gây viêm màng não đều lây nhanh hay dễ dàng. Những người mắc viêm màng não do virus thường cần tránh tiếp xúc gần với người khác để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm.

Viêm màng não do nấm

Viêm màng não do nấm chủ yếu bắt nguồn từ loại nấm Cryptococcus. Loại nấm này thường tấn công và gây bệnh ở những đối tượng nguy cơ cao có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS,… Tuy nhiên, viêm màng não do nấm là thể loại bệnh hiếm gặp và không có khả năng lây truyền.

Viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Những vi khuẩn phổ biến gây viêm màng não bao gồm Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Viêm màng não do vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như nước bọt, dịch tiết mũi hoặc máu.

Mặc dù viêm màng não do vi khuẩn có thể lây lan qua các tiếp xúc gần, nhưng không phải mọi người tiếp xúc với vi khuẩn này đều mắc bệnh. Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người sống trong môi trường đông đúc, như ký túc xá hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe, có nguy cơ cao mắc viêm màng não do vi khuẩn.

Viêm màng não do nhiễm trùng có thể xảy ra nếu trẻ em và người lớn gặp chấn thương nghiêm trọng ở phần đầu.

Viêm màng não do ký sinh trùng

Viêm màng não do ký sinh trùng cũng là bệnh ít phổ biến, do một loại amip siêu nhỏ là Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi. Amip này thường sinh sống gần các nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, người thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặc dù viêm màng não do ký sinh trùng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng không có khả năng truyền nhiễm cho người lành.

Viêm màng não do nhiễm trùng

Viêm màng não do nhiễm trùng có thể xảy ra nếu trẻ em và người lớn gặp chấn thương nghiêm trọng ở phần đầu. Đồng thời, đây cũng là một biến chứng hiếm gặp của những ca phẫu thuật liên quan đến hệ thần kinh hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị ức chế miễn dịch như: bệnh lupus ban đỏ, ung thư,…

Viêm màng não do chấn thương không xuất phát từ yếu tố gây truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm màng não

Theo Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC, mặc dù viêm màng não có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm vắc xin

Vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với viêm màng não do vi khuẩn. Các vắc xin như vắc xin phòng viêm màng não do Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae đã giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh đáng kể. Việc tiêm phòng cho trẻ em và người lớn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh.

Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, ở các khu vực công cộng hay sau khi vuốt ve động vật. Khi ho, hắt hơi, trẻ cần dùng giấy che miệng, mũi, sau đó vứt giấy vào thùng rác và rửa tay kỹ với xà phòng. Các vật dụng cá nhân như ly, ống hút, thìa, bàn chải đánh răng,… nên tránh dùng chung với người khác.

Xây dựng lối sống khoa học

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, bố mẹ cần cân chỉnh thời gian giấc ngủ, đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp trẻ khỏe khoắn hơn, hạn chế mắc bệnh.

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Khi có người trong gia đình hoặc cộng đồng mắc viêm màng não, bạn cần hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh để tránh lây nhiễm. Ngoài ra, người bệnh cần được điều trị và cách ly trong thời gian cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây lan cho người khác.

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Bạn cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Tin nổi bật