Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ phú Elon Musk tiếp quản Twitter có tác động đến bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ?

(DS&PL) -

Twitter cũng như nhiều nền tảng mạng xã hội phổ biến khác đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc bầu cử tại Mỹ.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022 sẽ diễn ra trong gần 2 tuần nữa, khoảng 20 nhân viên Twitter đã tình nguyện tham gia hỗ trợ "Nhóm bầu cử" của mạng xã hội thực thi quy tắc vào thời điểm quan trọng của nền chính trị Mỹ.

Trong các buổi đào tạo gần đây, các tình nguyện viên đã học được những kỹ năng quan trọng trong việc xác định các thông tin sai lệch về bầu cử, phát hiện các thiết bị ảo thúc đẩy tuyên truyền những thông tin này và việc gắn cờ cảnh báo những bài viết vi phạm quy tắc Twitter.

Kể từ năm 2018, hoạt động tình nguyện này đã trở thành một phần trong phương pháp tiếp cận chung của các mạng xã hội vào thời điểm diễn ra một cuộc bầu cử. Được biết, trong thời điểm trước và sau ngày bầu cử, sẽ có nhiều thông tin sai lệch được lan truyền cũng như một số chiến dịch gây ảnh hưởng từ nước ngoài.

Tuy nhiên trong chu kỳ bầu cử năm nay, Twitter đang gặp nhiều vấn đề hơn bao giờ hết, làm gia tăng lo ngại về việc các tổ chức chính trị tận dụng những lỗ hổng này để lan truyền thông tin sai sự thật hoặc làm suy yếu tính hợp pháp của kết quả bầu cử. 

Sự tiếp quản của Elon Musk 

Twitter đã trải qua một năm bất ổn kể từ khi thay đổi giám đốc điều hành, hàng trăm nhân viên đã rời đi và một "người thổi còi" cấp cao tiết lộ nhiều thông tin nhạy cảm, cảnh báo rằng công ty đang thiếu nguồn lực để thực thi các chính sách bầu cử trên toàn cầu.

Một vấn đề nữa là tỷ phú Elon Musk đã hoàn tất thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD và chính thức tiếp quản công ty từ ngày 28/10 (giờ địa phương). Ông Musk cho biết ông sẽ cân nhắn lại chính sách kiểm duyệt nội cung của Twitter, cho phép một số người bị "cẩm cửa" trên nền tảng này tái xuất và sa thải khoảng 75% nhân sự công ty.

Sự thay đổi này được cho là sẽ tác động lớn tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, dự kiến diễn ra vào ngày 8/11 sắp tới. Tuy nhiên, những tác động này theo chiều hướng nào hiện vẫn chưa rõ.

Elon Musk đã hoàn tất thương vụ mua lại Twitter. Ảnh: Washington Post 

Ông Edward Perez, một cựu giám đốc của Twitter và hiện là thành viên hội đồng quản trị tại Viện OSET - tổ chức phi lợi nhuận phi đảng phái chuyên về an ninh bầu cử và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử, nhận định: "Nhìn vào thực tế về sự gia tăng nhanh chóng cả về quy mô và số lượng những tuyên bố sai lệch trong cuộc bầu cử năm 2020, tôi nghi ngờ khả năng bắt kịp của công ty với vấn đề này".

Trong khi đó, phát ngôn viên Twitter Katie Rosborough xác nhận công ty đã kêu gọi sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên, nói thêm rằng họ từng làm việc này trong cuộc bầu cử tống thống Mỹ năm 2020 và gần đây là cuộc bầu cử ở Brazil.

Bầ Rosborough cho biết: "Mọi người sử dụng Twitter để tìm thông tin thời gian thực, đáng tin cậy về các cuộc bầu cử và sự đầu tư của chúng tôi vào công việc này nhấn mạnh mức độ nghiêm túc và trách nhiệm của chúng tôi".

Tỷ phú Elon Musk đã từ chối tiết lộ những gì ông sẽ làm trong ngày đầu tiên tiếp quản Twitter. Trước đó, ông đã tới trụ sở công ty ở San Francisco vào hôm 26/10 để nói chuyện với những nhà quản lý, dự kiến ông sẽ có bài phát biểu tiếp quản công ty trong ngày 28/10 (giờ địa phương). 

Kể từ khi tiết lộ thương vụ mua lại Twitter, Elon Musk đã liên tục chỉ trích công ty về chính sách kiểm duyệt mà ông cho là "quá mức" với các bài phát biểu trực tuyến. Đáng chú ý, tỷ phú giàu nhất thế giới từng gợi ý rằng ông sẽ gỡ lệnh cấm đối với cựu Tổng thống Donald Trump, người từng bị khóa tài khoản trên nền tảng do đưa ra những tuyên bố thiếu căn cứ về cuộc bầu cử năm 2020.

Twitter cũng như các nền tảng mạng xã hội khác đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị toàn cầu. Trong đó, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 được đánh giá là đặc biệt khó khăn với những nền tảng mạng xã hội, một phần do nhiều ứng viên đảng Cộng hòa đã bày tỏ niềm tin với những tuyên bố của ông Trump về gian lận bầu cử năm 2020. Những ứng viên này và người ủng hộ họ đến nay vẫn tiếp tục lan truyền thông tin thiếu căn cứ trên.

Điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho Twitter. Các chuyên gia nhận định những thông tin sai lệch như vậy trên mạng xã hội có thể làm xói mòn niềm tin của người Mỹ vào quá trình bầu cử. Bởi vậy, các công ty phải đưa ra những quyết định khó khăn, quyết định nội dung nào được giữ lại và nội dung nào nên loại bỏ trong một kỳ bầu cử khó đoán như năm nay.

Twitter đã làm gì trước bầu cử? 

Vào tháng 8, Twitter đã công bố kế hoạch cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, phần lớn giống với các chiến lược mà công ty đã triển khai trong các kỳ bầu cử trước đó. Kế hoạch bao gồm quảng bá thông tin chính xác về cuộc bầu cử, đồng thời ngăn chặn các thông tin sai lệch. Twitter cho biết họ sẽ gắn cờ thông tin sai lệch hoặc xóa các bài đăng có thể làm sụt giảm niềm tin của người dân vào quá trình bầu cử, bao gồm cả tuyên bố năm 2020 về gian lận bầu cử. 

Bà Rosborough cho biết công ty đã "giảm bớt việc thực thi" các chính sách bầu cử ở Mỹ  của mình "khi các tác hại và rủi ro xung quanh cuộc tranh cử ngày càng tăng".

Phát ngôn viên của Twitter cho biết thêm rằng Đội bầu cử bao gồm các nhà lãnh đạo từ các bộ phận khác nhau tại công ty, những người đã họp thường xuyên trong hơn một năm để chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Bà giải thích việc tuyển thêm các tình nguyện viên là một cách để "đảm bảo rằng chúng tôi có nguồn nhân lực dự phòng" vào thời điểm quan trọng, đồng thời nói rằng việc này đã "hoạt động tốt" trong các cuộc bầu cử trước đây.

Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vô cùng quan trọng. Ảnh: NYTimes 

Bên cạnh đó,  bà Rosborough tiết lộ Twitter cũng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch đối phó với những mối đe dọa có thể xảy ra trong thời gian diễn ra bầu cử. Các nhân viên Twitter cho biết họ đang thực hiện các kế hoạch cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, những người này cũng lo ngại khi Elon Musk tiếp quản, vị tỷ phú có thể đảo ngược các nỗ lực của công ty.

Một nhân viên giấu tên tâm sự: "Tôi cho ràng ông ấy có thể gỡ bỏ ngay những chính sách liên quan tới tính xác thực thông tin và ngừng thực thi chúng. Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ thấy rất nhiều video đe dọa về những người tham gia bỏ phiếu và những câu chuyện sai lệch về họ, chứng kiên tên tuổi của họ trở thành xu hướng tìm kiếm nhưng không thể làm gì".

Minh Hạnh (Theo Washington Post)

Tin nổi bật