Guardian nhận định khi những nhân vật giàu có và quyền lực tích trữ tiền của họ trong các thiên đường thuế, về cơ bản điều đó giống như việc họ đang mua sự bí mật cho mình. Trong đó, những người giàu có đã cất giữ tài của họ ở những nơi như Quần đảo Cayman và Monaco, mong đợi bảo vệ số tài sản đó khỏi sự giám sát của công chúng.
Tuy nhiên, sự giám sát của công chúng chính xác là điều đang chờ đợi một số khách hàng của 14 nhà cung cấp nước ngoài được nêu tên trong Hồ sơ Pandora. Trong đó, dữ liệu rò rỉ từ Hồ sơ Pandora đã đặt ra những câu hỏi về sự cân bằng giữa bí mật, quyền riêng tư và lợi ích công cộng.
Vụ rỏ rỉ Hồ sơ Pandora đã khiến cả thế giới chấn động bởi cả quy mô lẫn nội dung bên trong. Cụ thể, Guardian phân tích, về mặt khối lượng, Hồ sơ Pandora là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử đến từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Anguilla, Belize, Singapore, Thụy Sĩ, Panama, Barbados, Cyprus, Dubai, Bahamas, British Virgin Islands, Seychelles và Việt Nam.
Hồ sơ Pandora đã gây chấn động thế giới. Ảnh: ICIJ
Các tập tin đã được Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) thu thập được. Theo đó, ICIJ đã cấp quyền truy cập vào bộ hồ sơ này cho 600 nhà báo hoạt động trên toàn thế giới bao gồm các phóng viên đến từ các hãng tin hàng đầu bao gồm Washington Post, Guardian, BBC và Le Monde, tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác báo chí lớn nhất trong lịch sử.
Được biết, bộ hồ hơ bị rò rỉ bao gồm tài liệu ngân hàng, tài liệu thành lập, thư từ và hồ sơ cho thấy quyền sở hữu thực sự của các công ty với 6,4 triệu tập tài liệu và 1,2 triệu nội dung email được viết bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Mandarin, Hàn Quốc, Nga và Hy Lạp.
Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp tài chính hải ngoại
Guardian cho biết khi xem xét dữ liệu bị rò rỉ, họ tập trung vào các thiên đường thuế cần bị giám sát và những vụ rò rỉ tương tự trong quá khứ. Qua đó, Guardian nhận thấy đây đã một ngành công nghiệp tài chính lớn.
Chuyển tiền ra nước ngoài không phải là bất hợp pháp và có những lý do chính đáng khiến một số người làm điều đó. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tài chính kiểu này đã phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ gần đây, được thúc đẩy bởi các cá nhân và tập đoàn giàu có nhằm tìm kiếm các cơ chế tinh vi để tránh thuế.
Dù phần lớn việc này là hợp pháp nhưng những thiên đường thuế này đã trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với những kẻ lửa đảo, rửa tiền và trốn thuế.
Theo ước tính, các thiên đường thuế đã khiến chính phủ các nước thiệt hại khoảng 400 tỷ USD đến 800 tỷ USD mỗi năm do thất thu thuế từ các tập đoàn và cá nhân
Mạng lưới Tư pháp Thuế chỉ ra Vương quốc Anh là một trong những quốc gia thất thu thuế nhiều nhất từ ngành công nghiệp nước ngoài. Trong đó, lượng thuế thất thu của Anh chiếm khoảng 1/3 tổng số thuế bị thất thu toàn cầu mà các quốc gia khác phải gánh chịu.
Được biết, các bài báo về Hồ sơ Pandora đã tiếp nối 2 vụ rò rỉ gây chấn động mà ICIJ từng hỗ trợ cung cấp tàu liệu trước đó. Cụ thể, các bài báo về Hồ sơ Panama và Paradise vào năm 2016-2017 đã thúc đẩy các cuộc tranh luận toàn cầu về đạo đức của công ty tài chính nước ngoài và giúp mang lại một số cải cách ở một vài nơi như Quần đảo Virgin thuộc Anh. Qua đó, họ đã tuân thủ luật pháp và tiết kiệm ngân sách công cộng, cho phép các chính phủ thu lại hơn 1,36 tỷ USD tiền thuế và tiền phạt.
Bởi vậy, Hồ sơ Pandora được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động toàn cầu tương tự nhưng hồ sơ này có nhiều điểm khác với những tài liệu trước đó theo những cách quan trọng.
Người nắm quyền cần giải trình
Vụ rò rỉ Hồ sơ Pandora xảy ra vào thời điểm đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu. Những người đóng thuế bình thường đã phải chịu gánh nặng của việc tăng thuế sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của việc phân tích dữ liệu bị rò rỉ để điều tra tính bí mật, phức tạp và không công bằng của nền kinh tế nước ngoài dường như lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, Guardian nhận định việc tránh và trốn thuế vẫn luôn và vấn đề được công chúng quan tâm. Các vấn đề pháp lý, xã hội, tài chính và đạo đức quan trọng đang được xử lý. Các chính phủ cũng cần phải có trách nhiệm giải trình và vai trò của báo chí là thông tin cho các cuộc tranh luận chính trị xung quanh sự cần thiết phải cải cách luật pháp, quy tắc hoặc thông lệ.
Nhiều chính trị gia nổi tiếng được nêu tên trong Hồ sơ Pandora. Từ trái sang: Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Vua Abdullah II của Jordan, Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis, Tổng thống Chile Sebastián Piñera. Ảnh: Washington Post
Hồ sơ Pandora được cho là đã đi xa hơn bất kỳ cuộc điều tra báo chí nào trước đây khi làm sáng tỏ vấn đề tài chính của những nhân vật quyền lực trong chính trị, bao gồm 35 nguyên thủ quốc gia đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm và hơn 300 quan chức nhà nước. Theo đó, Guaridan tin rằng vật chính trị này và các nhà tài trợ giàu có của họ xứng đáng được kiểm tra kỹ lưỡng để cử tri có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt.
Các chính trị gia và những người ủng hộ họ có thể phải giải trình trước những người ủng hộ về những cam kết trước đó của họ và trả lời câu hỏi liệu các vấn đề tài chính của chính họ có gây ra xung đột lợi ích khi cải cách nền kinh tế nước ngoài hay không.
Bên cạnh đó, Guardian cho biết họ cũng sẽ báo cáo về vai trò của các quan chức thích, các nhà cung cấp nước ngoài, kế toán và luật sư, những người giúp thiết lập và phục vụ các công ty tài chính hải ngoại. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải toàn bộ những người bị đưa tên vào Hồ sơ Pandora đều là người có hành vi sai trái.
Minh Hạnh (Theo Guardian)