Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao thế giới quan tâm tới "thuế xanh"?

(DS&PL) -

"Thuế xanh" được xem là phương tiện tạo ra các sân chơi bình đẳng giữa các quốc gia đã đưa ra cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon khác nhau.

Khi tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau đưa ra cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon. Cam kết này bao gồm giảm bớt chi phí carbon trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngày hiện đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch hoặc ngành sản xuất thải ra lượng khí thải carbon. 

Với cam kết này, các quốc gia đang phải đối mặt với câu hỏi lớn: Làm thế nào để cắt giảm lượng khí thải carbon trong hoạt động sản xuất mà không ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của họ trong nền kinh tế thế giới. Nếu một chính phủ bắt buộc ngành công nghiệp nặng của họ cắt giảm carbon trong khi một chính phủ khác không làm vậy, những công ty ở các nước ít "xanh" hơn có thể hạ gục công ty ở những nước "xanh" bằng sản phẩm giá rẻ. Điều này có thể có nghĩa là các công ty sẽ chuyển sang các nước chậm cắt giảm carbon để hưởng lợi từ giá thấp hơn. Quá trình này được gọi là "rò rỉ carbon".

Việc cắt giảm carbon sẽ khiến các ngành công nghiệp sản xuất thép trở nên đắt đỏ hơn. Ảnh minh hoạ: AP 

Điều đó cũng có nghĩa là hàng hóa rẻ hơn được bán với số lượng lớn hơn, thải ra nhiều carbon hơn, do đó về mặt tổng thể lượng carbon đi vào khí quyển không hề giảm bớt nhưng các ngành công nghiệp ở các quốc gia sạch hơn lại phải chịu thiệt hại vè mặt kinh tế. 

Để ngăn chặn "sự rò rỉ carbon", chính phủ có thể áp đặt chi phí hoặc các rào cản khác đối với hàng nhập khẩu. Các quy định thương mại này được gọi là thuế biên giới carbon, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) hoặc "thuế xanh". 

Điều này có nghĩa là việc nhập khẩu một số sản phẩm, chẳng hạn như thép, nhôm hoặc hóa chất, sẽ phải chịu thuế làm tăng giá hàng nhập khẩu, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các quốc gia nơi các ngành công nghiệp tuân theo quy định carbon và những quốc gia không tuân theo quy định carbon. 

Sẽ đơn giản hơn nhiều nếu có giá carbon toàn cầu, mức giá này sẽ được đánh vào tất cả các công ty trên mỗi tấn CO2 do hoạt động của họ tạo ra.

Các cuộc thảo luận về giá carbon toàn cầu đã diễn ra trong ít nhất hai thập kỷ nhưng không đạt được kết quả và thế giới không còn thời gian để chờ đợi một giải pháp hoàn hảo. Các nhà khoa học cho biết chúng ta cần giảm một nửa lượng khí thải trong thập kỷ tới để duy trì nhiệt độ trong khoảng 1,5 độ C. Điều đó có nghĩa là các chính phủ phải hành động ngay bây giờ và nhiều người coi CBAM là cách hiệu quả nhất.

Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện những động thái đầu tiên đối với CBAM khi nhất trí đưa các yêu cầu báo cáo carbon đối với các lĩnh vực bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Nếu thỏa thuận tạm thời vẫn được thông qua, giai đoạn thử nghiệm sẽ bắt đầu từ tháng 10/2023.

Trước xung đột Ukraine, Nga được coi là mục tiêu chính của CBAM từ nhiều quốc gia, bao gồm EU, Anh và Mỹ. Nhưng tình hình tại Ukraine có nghĩa là Nga hiện phải tuân theo các quy tắc và biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn dựa trên hành vi của nước này, vì vậy CBAM ít phù hợp hơn trong bối cảnh đó.

Nhìn chung, các quốc gia có nhiều khả năng phải đối mặt với "thuế xanh" nhất là những quốc gia có mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lớn và các ngành công nghiệp nặng tập trung vào xuất khẩu lớn, chẳng hạn như Trung Quốc, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. 

Minh Hạnh (Theo Guardian) 

Tin nổi bật