Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao ông già Noel chui qua đường ống khói để tặng quà mà không đi cửa chính

(DS&PL) -

Theo truyền thuyết, vào mỗi dịp lễ Giáng sinh, ông già Noel thường vào nhà qua đường ống khói để tặng quà. Vậy tại sao như thế?

Theo truyền thuyết, vào mỗi dịp lễ Giáng sinh, ông già Noel thường vào nhà qua đường ống khói để tặng quà. Vậy tại sao như thế?

Ông già Noel chui qua ống khỏi để tặng quà - Ảnh: Minh họa

Vì sao ông già Noel lại chui qua đường ống khói để tặng quà

Truyền thống ông già Noel vào nhà qua đường ống khói phổ biến ở nhiều nước châu Âu có tổ chức Giáng sinh.

Theo truyền thống ở Bắc Âu khi chưa có Thiên chúa giáo, thần Odin thường vào nhà qua ống khói và lỗ khói bếp lửa vào ngày đông chí.

Còn theo truyện dân gian của người Ý thì có một bà già tên Befana thường trao quà cho trẻ em khắp nước Ý vào đêm trước lễ Hiển Linh (Epiphany Eve) tức là đêm 5/1.

Tương truyền, Befana là một bà già xấu xí, rách rưới và khó tính (nhưng theo kiểu hài hước) và lúc nào cũng cưỡi cây chổi lượn lờ trên trời. Bà phù thủy này thường chui qua ống khói vào để lại quà cho trẻ em.

Nhân vật Befana dường như chưa từng được tận mắt nhìn ngoài đời thực, bởi lẽ mọi người quan niệm rằng, bà ta sẽ dùng chổi đánh trẻ con nếu như chúng dám nhìn trộm, vậy nên cách tốt nhất là để cho bọn trẻ đã ngủ say vào ban đêm rồi mới phát quà.

Trong câu chuyện về Thánh Nicholas, vị thánh này ném đồng tiền qua cửa sổ, và phiên bản sau đó là chui qua ống khói khi ông thấy cửa sổ bị khóa.

Trong bức tranh Ngày lễ thánh Nicholas của họa sĩ người Hà Lan Jan Steen, nhiều người lớn và trẻ nhỏ ngước lên nhìn ống khói với khuôn mặt chờ đợi háo hức, trong khi những đứa trẻ khác chơi đồ chơi vui vẻ.

Lò sưởi được coi là nguồn gốc của phước lành và người ta tin rằng những người hầu cận của ông già Noel và những vị thánh thần mang quà qua chiếc cổng này.

Đường vào của ông già Noel qua ống khói trở thành truyền thống ở Mỹ một phần nhờ bài thơ 'A Visit from St. Nicholas' (Một chuyến thăm của Thánh Nicolas).

Khi những truyền thuyết này du nhập vào vào Bắc Âu từ khoảng năm 1800, câu chuyện về ông già Noel chui qua đường ống khói vào dịp Giáng sinh cũng theo đó mà hình thành.

Vào dịp Giáng sinh ở châu Âu thời tiết quá lạnh giá, người ta không thể để ngỏ cửa ra vào hay cửa sổ cho Ông già Noel đi vào nhà được.

Đầu thế kỉ XIX (những năm 1800) trong các ngôi nhà ở Bắc Âu hầu hết đều có những lỗ khói để khói thoát ra qua mái nhà.

Gia đình nào giàu có hơn thì trong nhà mới có lò sưởi và ống khói. Dần dần thì ống khói đã thay thế cho những lỗ khói, và tập tục rằng ông già Tuyết hay Ông già Noel sẽ đi vào nhà bằng cách chui qua ống khói lò sưởi trở nên phổ biến, vì ống khói thì luôn 'để ngỏ'.

Theo số liệu thống kê, hiện nay tại Mỹ chỉ có 40.3 gia đình có lò sưởi nên ông già Noel buộc phải thu nhỏ người để chui vào lỗ khóa.

Ông già Noel hiện đại thường gắn với việc lắng nghe mong ước của trẻ nhỏ - Ảnh: Minh họa

Ông già Noel lấy quà ở đâu ra để tặng các bạn nhỏ?

Vậy ông già Noel lấy quà đâu để tặng các bạn nhỏ? Theo truyền thuyết, nhà của ông có một xưởng làm việc nơi ông và những người giúp việc tạo ra những món quà tặng cho trẻ em ngoan vào dịp Giáng sinh. Một số câu chuyện và truyền thuyết nói rằng nhà của ông là cả một ngôi làng với rất nhiều người hầu cận giúp việc ở quanh nơi ở và xưởng đồ chơi của ông.

Trong truyền thống Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), ông già Noel sống ở Bắc cực, và Canada cho rằng nhà của ông già Noel nằm trong khu vực thuộc thẩm quyền của Canada với mã bưu chính là H0H - liên quan đến tiếng cười “ho ho ho” của ông, cho dù mã bưu chính bắt đầu bằng H đúng là của đảo Montrel ở Québec, Canada. Ngày 23/12/2008, Bộ trưởng Quốc tịch, Di trú và Đa văn hóa Canada, ông Jason Kenney, chính thức trao quốc tịch Canada cho Ông già Noel.

“Chính phủ Canada chúc ông già Noel thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trong đêm Giáng sinh của mình và muốn ông biết rằng, với tư cách công dân Canada, ông tự động có quyền về Canada sau khi hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới”, báo Toronto Sun dẫn lời ông Kenney nói trong một tuyên bố chính thức.

Một thành phố khác mang tên Cực Bắc ở Alaska có điểm du lịch hấp dẫn mang tên “Nhà của Ông già Noel”. Dịch vụ bưu chính Mỹ dùng mã bưu chính 99705 là mã bưu chính dành cho ông già Noel. Nước nào ở Bắc Âu cũng cho rằng nhà của ông già Noel nằm trong lãnh thổ nước họ. Na Uy cho rằng Ông già Noel sống ở Drøbak.

Người Đan Mạch cho rằng ông sống ở Greenland. Thị trấn Mora ở Thụy Điển có công viên chủ đề mang tên Tomteland. Bưu điện quốc gia tại Tomteboda ở Stockholm nhận thư của các em bé gửi cho ông già Noel. Phần Lan và Belarus cũng có nơi gọi là nhà của ông già Noel và các công viên chủ đề liên quan.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật