Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Nga điều đội tàu lớn chưa từng có đến gần Syria?

(DS&PL) -

Vào cuối tháng 8/2018, Nga đã triển khai đội tàu lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến khu vực phía tây Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria.

Vào cuối tháng 8/2018, Nga đã triển khai đội tàu lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến khu vực phía tây Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria.

Quân đội chính phủ Syria sẵn sàng tấn công thành trì của phiến quân ở tỉnh Idlib. Ảnh: Getty

Hành động này diễn ra ngay sau khi chính phủ Syria tuyên bố sẽ tiến hành trận đánh vào mặt trận cuối cùng ở tỉnh Idlib – thành trì cuối cùng của phiến quân. Đáp lại, Mỹ cảnh báo sẵn sàng “phản ứng mạnh” nếu phát hiện thấy lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib. Giống như một hành động bảo vệ đồng minh, Moscow đã triển khai lực lượng hải quân lớn nhất đến khu vực ngoài khơi Syria.

Nga cũng cảnh báo Mỹ và cường quốc phương Tây không nên can thiệp vào hoạt động ở tỉnh Idlib. "Chúng tôi đã cân nhắc và đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ đối với các nước phương Tây thông qua Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao rằng họ đừng nên đùa với lửa", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết tại một cuộc họp báo.

Các chuyên gia cho rằng ngoài việc răn đe Mỹ và bảo vệ Syria trước nguy cơ bị tấn công, quyết định triển khai đội tàu chiến rầm rộ đến Địa Trung Hải của Nga dường như còn mang mục đích quảng bá vũ khí.

Hải quân Nga đã triển khai hơn 10 tàu chiến gồm khu trục hạm, tàu hộ vệ tên lửa và tàu ngầm, đa số được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.500 km.

Nga điều đội tàu cực lớn đến khu vực ngoài khơi Syria. Ảnh: Getty

Chuyên gia phân tích Konstantin Sivkov tại Học viện Khoa học Nga cho rằng sự hiện diện của các chiến hạm mang tên lửa này có thể ngăn đối phương tiến vào vị trí thực hiện hành động không kích Syria.

Trong khi đó, ông Kerim Has, chuyên gia về Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại đánh giá rằng; "Đội tàu chiến của Nga sẽ tạo lá chắn trên biển và trên không để đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khó có thể xảy ra đụng độ trực tiếp giữa hai bên".

Về phần mình, Nga cho biết họ cần thêm thời gian để thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhằm duy trì “sự hiện diện lâu dài của một đội tàu khổng lồ” ở đó vì nỗ lực mở rộng kho hải quân tại cảng Tartus của Syria “vẫn là một quá trình liên tục”.

Ông Timur Akhmetov, một nhà nghiên cứu Trung Đông tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho biết ông nghĩ việc triển khai của Nga thể hiện quan điểm “phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc phương Tây vào Syria”.

"Sự hiện diện của Nga sẽ làm suy yếu khả năng áp đặt quyết định bằng vũ lực của phương Tây. Nói cách khác, Nga muốn chuyển từ cạnh tranh quân sự sang chính trị bằng việc cho thấy rằng họ luôn có biện pháp đối phó hiệu quả trước mọi động thái quân sự của phương Tây", ông Akhametov nhận định.

Các tàu chiến Nga ở Địa Trung Hải sẽ tham gia cuộc tập trận kéo dài một tuần rồi trở về nước hay ở lại hỗ trợ cuộc tấn công của quân đội Syria vào tỉnh Idlib. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 8/9, một ngày sau khi lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran họp ở Tehran để thảo luận tình hình Syria.

Hơn nữa, Nga có thể dựa chủ yếu vào lực lượng không quân trong cuộc tấn công Idlib, thay vì dựa hoàn toàn vào các tàu chiến. Số lượng chiến đấu cơ Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim đang tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, Nga dường như đang tận dụng cơ hội để thử nghiệm, quảng bá tính năng nhiều loại vũ khí khác nhau trong môi trường chiến tranh thực tế. Điều này có thể giúp Nga thu hút các khách hàng trong khu vực với các khí tài như tiêm kích, tàu chiến và hệ thống tên lửa S-400.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Tin nổi bật