Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao mùa đông dễ bị đột quỵ hơn?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và trở thành mối nguy hiểm đáng báo động. Đặc biệt, thời tiết lạnh như hiện nay càng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

VTC News đưa tin, bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyển, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tổng hợp nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc tiếp xúc với lạnh là yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự gia tăng đột quỵ não, cả đột quỵ chảy máu não và đột quỵ nhồi máu não.

Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và trở thành mối nguy hiểm đáng báo động. Ảnh minh họa

Một số cơ chế bệnh sinh của vấn đề này như sau:

- Sự thay đổi theo mùa và nhiệt độ tác động tới các yếu tố nguy cơ đột quỵ (tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, rung nhĩ) làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

- Co thắt mạch máu có mạch ngoại vi và tăng huyết áp đột ngột thoáng qua sau khi tiếp xúc với lạnh có thể gây vỡ mạch máu não, gây đột quỵ xuất huyết não. Điều này lý giải cho hiện tượng đột quỵ xuất huyết não thường cao nhất vào ngày đầu tiếp xúc với lạnh.

- Hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt của máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến hình thành cục máu đông. Từ đó tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu não. Điều này lý giải cho hiện tượng đột quỵ nhồi máu não thường xảy ra sau vài ngày tiếp xúc với lạnh.

Bí quyết ngăn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh

Khi thức dậy, việc ra khỏi chăn/giường/phòng ngủ đều là những thời điểm biến đổi nhiệt độ môi trường, cần lưu ý thay đổi từ từ tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều và đột ngột. Ngoài ra, thời điểm thức dậy, cơ thể vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa thích nghi với các hoạt động, hệ tuần hoàn hoạt động với công suất thấp, nếu thức dậy quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn cần lưu ý thực hiện một số hành động ngay sau khi thức giấc để đảm bảo an toàn.

Sau khi thức giấc, bạn nằm trên giường trong khoảng 5 phút, hít thở, cử động nhẹ nhàng như duỗi tay chân giúp tăng dần tốc độ lưu thông máu để cơ thể thích nghi an toàn. Sau đó, bạn chậm rãi đứng dậy, ra khỏi giường trong lúc đó tranh thủ vận động hai tay một cách nhịp nhàng trong vài phút để khởi động cơ thể với cường độ cao hơn chút nữa. Việc thức dậy từ từ còn góp phần hạn chế trượt ngã ở người già.

Nên mở cửa phòng từ từ, đứng tránh một bên để phòng gió lạnh thổi vào người đột ngột, sau khi mở cửa nên đứng gần cửa khởi động thêm ít phút với động tác nhẹ rồi tiến dần ra ngoài. Người cao tuổi nên duy trì thói quen này vào buổi sáng để có sức khỏe ổn định, tránh những nguy cơ đáng tiếc, theo Sức khỏe & Đời sống.

Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST

FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.

ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.

SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.

Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.

Tin nổi bật