Theo Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đột quỵ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn việc vận chuyển máu nuôi dưỡng não bộ do mạch máu bị tắc nghẽn hay bị vỡ.
Có 2 loại đột quỵ:
Đột quỵ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Ảnh minh họa
Đột quỵ nhồi máu não: hay còn gọi là thiếu máu não cục bộ là tình trạng động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới việc lưu lượng máu cung cấp tới não bị giảm đột ngột. Tình trạng này chiếm đại đa số, khoảng 85% ca đột quỵ.
Đột quỵ xuất huyết não: hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, là một trường hợp hiếm gặp hơn của đột quỵ (khoảng 15%). Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ đột ngột làm máu tràn vào nhu mô não gây tổn thương não.
Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Mỗi vùng trên não đảm nhận một nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Khi có tổn thương não xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bệnh nhân.
Ví dụ: Nếu tổn thương vùng vận động, có thể gây ra tình trạng yếu liệt một bộ phận cơ thể hoặc thậm chí là liệt nửa người. Nếu tổn thương vùng ngôn ngữ, người bệnh sẽ không nói được hoặc không hiểu được ngôn ngữ.
Khoảng 30-50% người bệnh đột quỵ không thể có lại được khả năng độc lập về chức năng và 15-30% trong tổng số người bệnh đột quỵ bị khiếm khuyết vĩnh viễn.
Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhưng một số thói quen hàng ngày mà nhiều người Việt Nam mắc phải lại là những nguyên nhân chính.
Việc ăn mặn đã trở thành thói quen của nhiều người Việt.
Dù muối là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn uống, nhưng tiêu thụ quá nhiều muối lại gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch và nguy cơ đột quỵ.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối gây ra tình trạng tăng huyết áp, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tối đa một người nên tiêu thụ mỗi ngày là 5g.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam năm 2019, người Việt Nam trung bình tiêu thụ đến 9,4g muối mỗi ngày, gần gấp đôi so với mức khuyến nghị.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối gây ra tình trạng tăng huyết áp, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu phải chịu áp lực lớn, lâu dài sẽ làm tổn thương thành mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây ra đột quỵ.
Một nghiên cứu từ American Heart Association đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ lượng muối cao làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, những người thường xuyên ăn mặn còn dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: suy tim, bệnh mạch vành, góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn bằng cách tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nước mắm, gia vị chứa nhiều muối.
- Tăng cường sử dụng các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên để thay thế cho muối trong nấu ăn.
- Lựa chọn các thực phẩm tươi, ít qua chế biến và tránh ăn quá nhiều các món nướng, rán chứa nhiều muối, theo Dân Trí.