Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn, chậm tiến độ?

(DS&PL) -

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói do biến động về giá vật tư, thiết bị máy móc, năm 2013, phía Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói do biến động về giá vật tư, thiết bị máy móc, năm 2013, phía Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đoạn qua quận Hà Đông. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại buổi họp báo chiều 29/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân đội vốn, chậm tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Nguyễn Hồng Trường, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói nhà thầu Trung Quốc rất tích cực nhưng vì nhiều yếu tố nên dự án có một số điều chỉnh.

Theo Thứ trưởng Trường, đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công tháng 10 năm 2009 với tổng mức đầu tư 586 triệu USD từ vốn vay của Trung Quốc. Dự án triển khai theo hình thức nhà thầu Trung Quốc trực tiếp thi công giám sát, phía Việt Nam có trách nhiệm kiểm soát thiết kế, dự toán trước khi triển khai.

Do biến động về giá vật tư, thiết bị máy móc, năm 2013, phía Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí. “Sau đó, Việt Nam và Trung Quốc tính toán phải bổ sung 250,62 triệu USD mới đủ cho dự án này. Vừa rồi, thủ tục pháp lý cho việc vay vốn bổ sung đã hoàn tất”, ông Trường thông tin.

Về tiến độ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dựa hoàn toàn vào công nghệ, phương thức thi công của nhà thầu Trung Quốc. Từ 2013 đến nay, dự án đạt tiến độ tích cực. Tổng thầu Trung Quốc khẳng định việc xây lắp hệ thống dầm trụ, nhà ga, đề - pô sẽ hoàn thiện cuối năm 2016.

Lý giải về thời gian hoàn thành dự án bị lùi lại, ông Trường nói Bộ Giao thông đang mời các công ty thẩm định gói thiết bị vận hành gồm 13 đoàn tàu, hệ thống đường ray, thông tin, nhà điều hành, xưởng bảo dưỡng trị giá xấp xỉ 200 triệu USD.

Sau khi đảm bảo các yêu cầu về công nghệ và giá thành, phía Trung Quốc mới đấu thầu tìm ra đơn vị cung cấp thiết bị. Dự kiến, hết quý I năm 2017, việc mua sắm mới hoàn tất. Sau đó, nhà thầu cần thêm 6 tháng để lắp đặt và chạy thử nghiệm. Đến tháng 9 năm sau, đường sắt Cát Linh – Hà Đông mới có thể khai thác thương mại.

Nguồn: Tri thức trực tuyến

Tin nổi bật