Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao châu lục có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới lại tránh được sự tàn phá của COVID-19?

(DS&PL) -

Khi đại dịch COVID-19 lần đầu xuất hiện vào năm ngoái, các quan chức y tế đã lo ngại đại dịch sẽ quét qua châu Phi, giết chết hàng triệu người và phá hủy hệ thống y tế mong manh của châu lục này.

COVID-19 đã đi vào quên lãng? 

Khác với những nơi còn lại trên thế giới, nhiều quốc gia ở châu Phi đã khôi phục lại cuộc sống như thời trước đại dịch. Trong đó, tại một khu chợ sầm uất ở một thị trấn nghèo bên ngoài Harare (thủ đô của Zimbawe), anh Nyasha Ndou đã bỏ khẩu trang trong túi khi hàng trăm người khác, chủ yếu là không đeo khẩu trang, chen lấn mua bán trái cây và rau quả bày trên bàn gỗ. Ở phần lớn những nơi khác tại Zimbabwe, đại dịch COVID-19 đã chóng bị lãng quên, khi các cuộc biểu tình chính trị, các buổi hòa nhạc và các cuộc tụ họp quay trở lại. 

Châu Phi là châu lục có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới, chưa đầy 6% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi.

Chia sẻ với hãng tin ABC News về việc này, anh Ndou cho biết: "COVID-19 thật sự đã biến mất. Lần cuối bạn nghe thấy thông tin về một ca tử vong do COVID-19 là khi nào? Khẩu trang thực ra để bảo vệ túi tiền của tôi. Cảnh sát sẽ đòi tiền nếu tôi ko mang theo khẩu trang".

Được biết, trong tuần qua, Zimbawe chỉ ghi nhận 33 ca mắc COVID-19 mới và không có ca tử vong. Những con số này phù hợp với xu hướng dịch bệnh đang giảm dần ở châu Phi. Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca mắc COVID-19 mới tại châu lục này đã có xu hướng giảm từ hồi tháng 7 vừa qua, một điều trái ngược hoàn toàn so với dự đoán của các chuyên gia y tế. 

Trước đây, khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại đại dịch sẽ quét qua châu Phi, khiến hàng triệu người thiệt mạng. Dù chưa biết con số ca bệnh và tử vong do COVID-19 gây ra cuối cùng sẽ là bao nhiêu nhưng đến thời điểm hiện tại, một kịch bản về sự tàn phá kinh hoàng của đại dịch tại Zimbawe và châu Phi nói chung chưa xảy ra.

Các nhà khoa học nhân mạnh việc thu thập dữ liệu chính xác về COVID-19, đặc biệt là ở châu Phi - nơi có hệ thống giám sát "chắp vá", là tương đối khó khăn và nguy cơ đại dịch bùng phát là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Tuy vậy, việc châu Phi, đến thời điểm hiện tại, có thể tránh được sự tàn phá của COVID-19 được xem là một điều "bí ẩn" khiến các nhà khoa quan học quan tâm. Trong đó, bà Wafaa El-Sadr - Chủ nhiệm Bộ phận Y tế toàn cầu Đại học Columbia, phân tích: "Châu Phi không có vaccine ngừa COVID-19 cũng như nguồn lực để chống lại dịch bệnh như ở châu Âu và Mỹ. Nhưng bằng cách nào đó, mọi thứ lại đang hoạt động khá hiệu quả".

Hiện nay, chưa đầy 6% người dân châu Phi được tiêm vaccine ngừa COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới. Dù vậy, trong nhiều tháng qua, WHO lại nhận định châu Phi là châu lục chịu ít ảnh hưởng của COVID-19 nhất trên thế giới. 

Vì sao có sự "ngược đời" này?

Theo một số nhà nghiên cứu, châu Phi là châu lục có dân số trẻ, độ tuổi trung bình của dân số trẻ tại đây là khoảng 20, trong khi đó, con số này ở Tây Âu là 43. Ngoài ra, vì châu Phi là châu lục nghèo, tỷ lệ đô thị hoá thấp nên phần lớn người dân dành thời gian sinh sống, hoạt động và làm việc ngoài trời thay vì tụ tập trong các toà nhà, văn phòng kín. Hai yếu tố này được xem là lý do giúp châu lục có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới tránh được sự tàn phá của COVID-19. 

Một số nghiên cứu khác cũng đang xem xét thêm các nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này ở châu Phi, bao gồm nguyên nhân về di truyền hoặc các dịch bệnh truyền nhiễm trong quá khứ.

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), các nhà nghiên cứu các nhà nghiên cứu làm việc tại Uganda cho biết những bệnh nhân COVID-19 dễ mắc sốt rét sẽ có ít nguy cơ trải phải các triệu chứng nặng hoặc tử vong hơn so với những người khác.

Dù không có vaccine và hệ thống y tế còn lạc hậu nhưng châu Phi đã làm tương đối tốt công tác phòng dịch so với thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi

Jane Achan, cố vấn nghiên cứu cấp cao tại Malaria Consortium và là đồng tác giả của nghiên cứu, nhận xét: "Chúng tôi thực sự khá ngạc nhiên khi thấy điều ngược lại - rằng bệnh sốt rét có thể có tác dụng bảo vệ trước COVID-19".

Bà Achan cho biết điều này có thể cho thấy việc nhiễm bệnh sốt rét trong quá khứ có thể giúp hệ thống miễn dịch của mọi người hoạt động tránh hoạt động quá mức khi một người nhiễm COVID-19. Nghiên cứu đã được trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ hôm 19/11. 

Trong khi đó, ông Christian Happi, giám đốc Trung tâm Châu Phi về gen của các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Redeemer ở Nigeria, nói rằng các nhà chức trách châu Phi đã quen với việc kiềm chế các loại dịch bệnh truyền nhiễm ngay cả khi không có vaccine hay mạng lưới y tế hiện đại.

Ông Happi chia sẻ: "Mọi thứ không phải chỉ phụ thuộc vào mức độ giàu có hay tiên tiến của bệnh viện". 

Ông Devi Sridhar, chủ tịch y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, nhận xét các nhà lãnh đạo châu Phi vẫn chưa nhận được sự công nhận dù họ đã hành động nhanh chóng như quyết định cửa biên giới của Mali trước khi COVID-19 xuất hiện. 

Ông Sridhar phân tích: "Tôi nghĩ rằng có một cách tiếp cận văn hóa khác ở châu Phi, họ đã tiếp cận COVID-19 với sự cẩn trọng vì họ đã trải qua những đại dịch như Ebola, bại liệt và sốt rét". 

Trong những tháng qua, COVID-19 đã tấn công Nam Phi và ước tính đã giết chết hơn 89.000 người ở quốc gia này. Cho đến nay, đây là con số người chết nhiều nhất được ghi nhận tại lục địa. Nhưng hiện tại, các nhà chức trách châu Phi, mặc dù thừa nhận rằng có thể có lỗ hổng, đã không báo cáo thêm số lượng lớn các trường hợp tử vong có thể liên quan đến COVID-19. Dữ liệu của WHO cho thấy số ca tử vong ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29%.

Minh Hạnh (Theo ABC News)

Tin nổi bật