Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao các cường quốc vung tiền như nước cho hoạt động gián điệp? (Kỳ 2)

(DS&PL) -

Những câu chuyện gián điệp ngoạn mục nhất trong lịch sử thế giới được cho là đã xảy ra trong Thế chiến thứ II và Chiến tranh Lạnh.

Những câu chuyện gián điệp ngoạn mục nhất trong lịch sử thế giới được cho là đã xảy ra trong Thế chiến thứ II và Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Liên Xô và việc giải mật lại các tài liệu chiến tranh, một số thông tin đáng tin cậy xuất hiện làm sáng tỏ những chi phí và hiệu quả của công tác tình báo trong thời chiến. Nhưng tất cả không giúp vẽ ra một bức tranh đẹp.

Nhiều sử gia nghiên cứu về các hoạt động tình báo thời chiến cho rằng các hoạt động tình báo không đóng góp gì cho chiến thắng của quân Đồng minh trong Thế chiến II. Trong cuốn sách mang tên “The Secret War”, Max Hastings lưu ý rằng “có lẽ chỉ 1/100.000 thông tin thu được từ các nguồn bí mật của tất cả các bên tham chiến trong Thế chiến II có đóng góp cho việc thay đổi kết quả trên chiến trường”.

Harry Dexter White (trái) và nhà kinh tế học John Maynard Keynes, những người sáng lập trí thức của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Ảnh: Getty

Nhiều điệp viên đã “cay đắng” nhận ra rằng thông tin tình báo mà họ thu thập được chỉ có thể có ích nếu cấp trên của họ sẵn sàng lắng nghe. Một ví dụ tiêu biểu là Liên Xô dưới thời Joseph Stalin.

Liên Xô có mạng lưới tình báo giỏi nhất trên thế giới. Moscow đã chi đậm bất kể khi nào cần để mua thông tin. Và Chủ nghĩa Cộng sản đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ trong giới tri thức, sinh viên và những người chiến đấu vì tự do khắp thế giới. Mọi người đã tình nguyện đóng góp cho điều mà họ coi là một lý tưởng cao cả hơn. Điều đó đã góp phần tạo nên những mạng lưới gián điệp huyền thoại như Red Orchestra và Silvermaster, cho phép Moscow tiếp cận không giới hạn thông tin tình báo từ Berlin tới Washington.

Một trong những gián điệp nổi tiếng nhất của Liên Xô là Richard "Ika" Sorge. Con của một kỹ sư người Đức và bà mẹ người Nga. Sorge đã bắt đầu hoạt động tình báo tại Thượng Hải. Huyền thoại gián điệp Liên Xô hoạt động bí mật trên danh nghĩa một nhà báo tự do của Mỹ. Ông đã nghiên cứu rất kỹ về Trung Quốc và nhanh chóng trở thành một phóng viên vùng Viễn Đông cho một ấn bản nổi bật của Đức Quốc xã. Sorge thậm chí còn giành được sự tin tưởng tuyệt đối của cấp trên và được kết nạp vào đảng của Đức Quốc xã. Vào năm 1935, Sorge được Phát xít Đức cử tới Tokyo để do thám Nhật Bản.

Tại Tokyo, ông đã gây ấn tượng với người Nhật nhiều đến nỗi ông được văn phòng Thủ tướng thuê làm chuyên gia về Trung Quốc. Năm 1939, Sorge được gửi đến Mãn Châu như một sĩ quan tình báo của Quân đội Kwantung của Nhật để theo dõi người Trung Quốc. Sorge cũng làm việc cho 3 cơ quan gián điệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ thông tin tình báo của mình, Moscow đã có được cái nhìn sâu sắc vô giá về kế hoạch chiến tranh của Tokyo và biết Nhật Bản sẽ không tấn công mặt trận phía Đông trừ khi Moscow rơi vào tay lực lượng Quốc xã. Quân đội Hồng quân đã nhanh chóng chuyển nhiều tài nguyên của mình ở phía Đông sang mặt trận phía Tây.

Richard "Ika" Sorge, gián điệp nổi tiếng nhất Liên Xô. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, với tất cả những khai thác ngoạn mục của mình, sự nghiệp của Sorge cuối cùng lại trở nên thất vọng. Nhiều tháng trước khi Hitler phát động tấn công bất ngờ vào Liên Xô, Sorge phát hiện được kế hoạch xâm lược. Điều này đã được xác nhận độc lập bởi một điệp viên Liên Xô khác - Walther Stennes - người đã từng là cố vấn của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Sorge và Stennes đã thu được rất nhiều thông tin bên trong mà họ có thể xác định thời điểm chính xác của cuộc tấn công Đức theo kế hoạch từ 20 - 25/5 năm 1941. Họ đã gửi tổng cộng 42 báo cáo tới Moscow, chi tiết kế hoạch của Đức Quốc xã.

Về mặt lý thuyết, những báo cáo này chắc chắn mang đến cho Kremlin một lợi thế đáng kinh ngạc và đủ thời gian để chuẩn bị cho một phản công. Tuy nhiên, những người ở Moscow nhận và xử lý các báo cáo sợ hãi việc xúc phạm ông Stalin – vị lãnh đạo tin tưởng rằng Hitler tập trung ở mặt trận Tây Âu. Cuối cùng, Liên Xô đã phải chịu đựng những tổn thất đáng kinh ngạc trong vụ tấn công "chớp nhoáng" bất ngờ của Đức.

Liên Xô vẫn là siêu cường gián điệp sau chiến tranh. Trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh, Moscow đã thành công hơn rất nhiều so với London và Washington trong công tác tình báo. Harry Dexter White, một quan chức kho bạc cao cấp của Mỹ và là đại diện chính của Washington tại hội nghị Bretton Woods năm 1944, sau đó được cho là điệp viên của Liên Xô. Trớ trêu thay, White cũng là kiến ​​trúc sư chính của 2 trong số những tổ chức quan trọng nhất của thế giới tư bản - Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Tổng thống Nga Putin từng là điệp viên của KGB. Ảnh: Getty

Nước Anh bị thậm chí còn tệ hơn trong tay của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB). Kim Philby, người đứng đầu đơn vị MI6 phụ trách chống lại gián điệp Liên Xô, sau đó được phát hiện là một nhân viên KGB. Philby cũng là đầu mối liên lạc chính của MI6 với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Hoạt động của ông đã làm tổn hại nhiều tới mạng lưới tình báo phương Tây. Philby đã đào tẩu sang Moscow vào năm 1965 và được tôn vinh là một người hùng. Ông này là một trong số rất ít người nhận cả Huân chương đế chế Anh và Huân chương Lenin.

cuối cùng thì tất cả những điều đó cũng không giúp ích nhiều trong việc giúp Kremlin chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Việc chi tiêu quá đà cho quân đội và tình báo đã ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Những câu chuyện tương tự như của ông Sorge, dĩ nhiên là không ngoạn mục như thế nhưng cũng có thể được tìm thấy ở tất cả các thủ đô các nước trrong suốt chiến tranh. Báo cáo của các gián điệp địa phương thường bị bỏ qua bởi những người ở trụ sở chính bởi vì thông tin đó không phù hợp với câu chuyện chính trị. Hầu hết các gián điệp đều bận rộn chỉ để sống sót khi phải làm việc trong cơ sở địch.

Phần lớn sự thành công về mặt tình báo của lực lượng vũ trang đồng minh trong Thế chiến thứ II đã bị giảm xuống, một phần vì những lý do trình bày ở trên, một phần lớn hơn là vì đóng góp xuất sắc của những nhà khoa học trẻ tuổi. Thông qua công nghệ mã hóa, quân đội đồng minh đã đột nhập vào máy mã bí mật của Nhật Bản của Đức Quốc xã. Những đột phá này có tác động nhiều hơn đến kết quả của cuộc chiến tranh hơn bất kỳ gián điệp nào.

(Còn tiếp)

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật