Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vén màn bí ẩn: Tại sai kiến đi ngược chiều thường chụm đầu vào nhau?

(DS&PL) -

Trong một đàn kiến đang tha mồi chúng ta thường thấy có những con chạy ngược chiều và chạm đầu vào con kiến khác.

Trong một đàn kiến đang tha mồi chúng ta thường thấy có những con chạy ngược chiều và chạm đầu vào con kiến khác. Hay nói một cách chính xác là kiến đang chạm râu vào nhau.

Kiến đi ngược chiều thường chạm đầu vào nhau - Ảnh: Minh họa

Kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.

Từ đó người ta nhận thấy kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, vì rằng chúng không cho thấy có dấu hiệu biến đổi cho phù hợp. Có nghĩa là rất có thể một con kiến cách đây 170 triệu năm với một con kiến bây giờ cũng không khác gì nhau.

Người ta cho rằng, trái đất tồn tại khoảng 20.000 loài khác nhau, với 4.500 họ. Chúng có mặt ở tất cả mọi nơi trên trái dất. Ngay cả những nơi cực kỳ lạnh giá là hai cực của trái đất, hay là giữa tâm xích đạo nóng như nung. Kiến có nhiều chủng loại, nhưng màu sắc thường chỉ là đỏ hoặc đen. Cá biệt mới có loài pha thêm màu trắng.

Kiến chạm đầu vào nhau để truyền tín hiệu - Ảnh: Minh họa

Kiến là loại côn trùng giao tiếp tín hiệu với nhau bằng râu nên khi đi trên đường chúng chạm vào nhau để truyền tín hiệu. Khi phát hiện ra mồi nhưng quá to và không thể tha đi, kiến sẽ di chuyển vể tổ thông báo để cả đàn cùng đến vận chuyển.

Giữa đường nếu gặp một con kiến khác, hai con chạm râu vào nhau thì lập tức cả hai cùng chạy đi ngay. Và khi tới tổ thì những con kiến khác cứ lần lượt chạm râu vào nhau và lên đường tức khắc. Tuy nhiên, việc chạm râu chỉ báo cho đồng loại biết là có mồi chứ không báo được hướng đi đến cũng như địa điểm có mồi.

Ngoài ra, trên đường đi chúng còn để lại những phân tử hóa học để đánh dấu đường cho những con kiến phía sau. Bạn thử lấy một cái khăn ấm lau ngang qua đường đi của kiến sẽ thấy chúng bị mất phương hướng ngay.

Loài kiến đa số không có tai, chúng cảm nhận âm thanh từ rung động mặt đất, thông qua bộ cảm biến nhạy cảm trên các chân râu của nó.

Kiến là một loại vật chăm chỉ nên hầu như trong suốt cuộc đời của mình chúng chỉ đi tìm kiếm thực ăn và mang vác chiến lợi phẩm về tổ dự trữ.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật