(ĐSPL) - Bạn đang cần vay vốn ngân hàng, nhưng điều khiến bạn băn khoăn là lựa chọn giữa dịch vụ vay tín chấp và vay thế chấp thì nên chọn dịch vụ nào cho thỏa đáng, dễ quản lí tài chính cá nhân ? Dưới đây là những kiến thức cần thiết giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho khoản vay của mình.
Vay tín chấp và vay thế chấp là gì?
Vay tín chấp: Hay còn gọi là vay không cần thế chấp hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là người đi vay tiền có thể nhận được khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế chấp tài sản hay bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền.
Vay thế chấp: Là sản phẩm cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng nếu không thể trả được nợ cho ngân hàng khách hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý.
Người đi vay tiền cần phải hiểu rõ những ưu nhược điểm để biết nên chọn vay tín chấp hay thế chấp đó có thể đi đến một quyết định đúng đắn – thì đầu tiên cần phải hiểu rõ bản chất của 2 hình thức này.
Video: Kinh nghiệm tiết kiệm tiền để nhanh mua nhà thành phố
Bản chất của vay tín chấp và vay thế chấp?
Vay tín chấp:
Trong vay tín chấp, người vay tiền không cần thế chấp bất kỳ một tài sản nào, có thể sử dụng số tiền mình vừa vay để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn và chỉ cần thanh toán một khoản tài chính không đáng kể hàng tháng trong suốt quá trình vay tiền. Song song bên cạnh đó sự trượt giá của tiền đồng theo thời gian vay cũng làm cho giá trị khoản vay ban đầu có “giá trị ” hơn trong tương lai.
Chương trình vay tín chấp hiện nay hầu hết rất tiện lợi và nhanh chóng. Chỉ qua 2-3 ngày (tùy khu vực) khách hàng đã nhận ngay số tiền giải ngân khoản vay từ 10 đến 300 triệu mà không cần phải thế chấp tài sản đảm bảo.
Được giải ngân ngay khoản tiền dựa vào các giấy tờ như bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ … trong thời gian ngắn.
Dễ dàng sở hữu khoản vay nhỏ và trả góp đều hàng tháng. Ngân hàng dựa trên hạn mức lương của bạn để cho vay. Khoản tiền vay tín chấp thường từ 6 lần đến 20 lần lương tùy vị trí bạn đang công tác. Nếu nhân viên bình thường thì khoản vay là 6 lần lương và nếu cán bộ thuộc nghành y tế, công an, luật sự thì khoản vay có thể lên đến 20 lần lương tiền mặt hàng tháng.
Không cần thế chấp, không cần công ty bảo lãnh, không tốn phí dịch vụ.
Tuy nhiên ưu điểm có thì chắc chắn sẽ có nhược điểm đó là dễ xuất hiện nợ xấu vì người đi vay không cần phải thế chấp tài sản cũng như không cần người bảo lãnh, rất nhiều rủi ro tiềm ẩn do đó lãi suất cao sẽ hơn so với các gói vay khác.
Tuy đây là dịch vụ của ngân hàng nhưng nó vẫn tách biệt thành khối riêng. Lãi suất vay sẽ không giống như khách hàng đi vay thế chấp. Đa số lãi suất rơi vào tầm 1.66\%/ tháng. Một số trường hợp thì lãi suất thấp hơn 1.2\%/tháng và thường thì khách hàng đó là cá loại khách hàng VIP.
Khách hàng khi chỉ cần mắc nợ quá hạn ( Nợ cần chú ý khi khách hàng thanh toán tiền vay chậm không đúng theo quy định ngân hàng) cũng sẽ không được hổ trợ làm hồ sơ vay. Đây là điểm mà hiện nay nguồn khách hàng được hổ trợ vay sẽ khan hiếm hơn. Vì đây là chương trình cho vay không thế chấp nên uy tín là đặt lên hàng đầu và các ngân hàng xét duyệt rất nghiêm ngặt.
Bản chất của cho vay tín chấp là không cần tài sản thế chấp, nhưng lãi suất thưởng tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro của khoản vay. |
|
Vay thế chấp:
Đây là loại hình sản phẩm cho vay có đảm bảo truyển thống của ngân hàng, đầu tiên đó là cần tài sản thế chấp và các giấy tờ đảm bảo về tài sản thế chấp
Ngân hàng chỉ giải quyết những khoản vay lớn và có phương án kinh doanh tốt. Trong trường hợp khoản vay nhỏ đa số khách hàng sẽ chọn phương án vay không thế chấp để giải quyết tình hình và giữ lại tài sản thế chấp để vay khoản vay lớn hơn. Nếu một khi bạn đã vay lần 1 rồi thì lần 2 đi vay vô cùng khó khăn và rất có thể nhờ đến dịch vụ ngoài để hướng dẫn thủ tục. Bởi vậy, khi đi vay vốn thì khoản vay tối ưu là điều phải suy xét cẩn thận tránh trường hợp làm giữa chừng hết vốn.
Lãi suất thấp hơn vay tín chấp và thời gian để xử lý giao dịch lâu hơn
Nên chọn vay tín chấp hay vay thế chấp?
Câu trả lời là tùy theo nhu cầu cần vốn và điều điện trả nợ của bạn với ngân hàng như thế nào?
Vay tín chấp: nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, cần vốn nhanh – khách hàng tham gia vay tín chấp thường để giải quyết nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, giải trí của bản thân và gia đình (mua xe, sửa nhà, đi du lịch, cưới hỏi …). Do đó, các khoản vay theo hình thức tín chấp thường từ vài chục đến tối đa 100 triệu đồng. Thời gian vay tùy theo quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đa số là từ 12 tháng – 48 tháng.
Vay thế chấp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn và tài sản đảm bảo thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cần vay. Lượng vốn có thể lên tới vài tỷ hoặc vài chục ngàn tỷ cho nhu cầu làm ăn kinh doanh, buôn bán.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ hình thức lựa chọn cho nhu cầu bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn.
Hãy cân nhắc kỹ hình thức lựa chọn cho nhu cầu bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn. |
|
Đang có khoản vay thế chấp có thể vay tín chấp được không?
Theo một chuyên gia tài chính, với trường hợp khách hàng đang có dư nợ thế chấp thì tạm thời sẽ không được hỗ trợ vay vốn thêm theo bất cứ hình thức nào: tín chấp hay thế chấp. Đây là quy định của hầu hết các ngân hàng. Để được hỗ trợ vay vốn lại, khách hàng cần tất toán khoản vay hiện tại. Xin tư vấn thêm, trường hợp khách hàng đang có khoản vay tín chấp thì có thể được hỗ trợ vay vốn thêm theo hình thức tín chấp tùy thuộc vào điều kiện và khả năng trả nợ của Khách hàng.
Tại sao lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp lại cao hơn vay thế chấp?
Cho vay tín chấp tiêu dùng là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín cá nhân có thể đánh giá được một tổ chức tín dụng thương mại dành cho một khách hàng mà không cần phải thế chấp tài sản. Về nguyên tác, vay tín chấp tiêu dùng cũng được quản lý theo đúng các quy định đã được ban hàng. Tuy nhiên về mặt lãi suất, ngân hàng nhà nước lại không áp trần lãi suất cho vay như đối với các nghiệp vụ khác mà dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay.
Về mức độ rủi ro, vay thế chấp và vay tín chấp có mức độ rủi ro khác nhau, do đó lãi suất cũng không thể nào như nhau được. Có 2 nguyên tắc trong việc áp lãi suất vay tiêu dùng:
Nguyên tắc 1:
Tổ chức cho vay xây dựng một thang lãi suất phù hợp với khả năng hoàn trả của từng nhóm khách hàng đi vay đồng thời phải đủ để có thể vượt qua được các rủi ro tín dụng (ví dụ khách hàng không có khả năng trả nợ…) Việc đặt lãi suất cho vay quá cao hoặc quá thấp đều dễ dẫn đến rủi ro, do đó việc tìm ra một thang lãi suất hợp lý để đưa ra thị trường là việc làm được nghiên cứu kĩ càng cẩn thận.
Nguyên tắc 2:
Lãi suất tỉ lệ thuận với rủi ro. Một khách hàng có thu nhập 20 triệu, có chức vụ, có nhà cửa ổn định thì sẽ có khả năng hoàn trả cao hơn một người thu nhập 3 triệu và ở nhà thuê. Do đó lãi suất cho vay tiêu dùng của 2 đối tượng này cũng khác nhau.
Vay tín chấp tiêu dùng lãi suất cao hơn vay thế chấp là điều tự nhiên không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước phát triển. Và đó là xu hướng tài chính cá nhân hiện địa, tự bản thân nó sẽ điều chỉnh để phù hợp với thị trường, do đó chúng ta cần có cái nhìn khách quan.
AN NHIÊN