Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống rượu ngày Tết thế nào để ít gây hại cho sức khỏe?

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào việc bạn uống loại đồ uống nào (rượu hay bia), mà chủ yếu phụ thuộc vào tổng lượng cồn bạn tiêu thụ và tốc độ uống.

Một số mẹo uống rượu ít gây hại:

Không uống quá liều lượng

Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Ảnh minh họa

Vnexpress dẫn lời PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, cho biết mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Không để cho trẻ em và vị thành niên uống rượu bia. Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần.

Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.

Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.

Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường.

Sau khi uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.

Không tiếp xúc môi trường lạnh sau khi uống rượu

Bác sĩ Lê Hoàn, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết khi uống rượu, chất ethanol làm giãn mạch máu da, kèm cảm giác cháy ở cổ họng khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Trong thời tiết lạnh, người uống rượu nên giữ ấm.

Đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh sau khi uống rượu có thể bị nhiễm lạnh do mạch máu dưới da bị giãn, tăng thoát nhiệt. Lúc này, người uống rượu thường lơ mơ, mất kiểm soát, mạch máu nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp. Trường hợp nặng, có tiền sử tăng huyết áp, dị dạng có thể bị đột quỵ. Người có cơ địa yếu, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

 Ăn no trước khi uống 

Chúng ta nên ăn các loại thức ăn giàu protein như thịt, cá, đồ chiên để làm chậm quá trình hấp thụ cồn. 

Uống chậm và từ tốn 

Khi uống rượu, nên nhấp từng ngụm nhỏ thay vì uống nhanh. Không pha trộn nhiều loại đồ uống có cồn để tránh gây quá tải cho cơ thể. 

Không uống bia rượu khi đang dùng thuốc 

Rượu có thể tương tác với nhiều loại thuốc, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Rượu có thể tương tác với nhiều loại thuốc, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Chúng ta chỉ nên uống thuốc với nước lọc và cách bia rượu ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Không lái xe sau khi uống rượu 

Nếu đã uống rượu bia, chúng ta nên sử dụng phương tiện công cộng hoặc nhờ người khác đưa về. 

Uống nhiều nước lọc và nước trái cây 

Lợi ích của việc uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây là giúp giảm nồng độ cồn trong cơ thể. 

Sử dụng rượu đảm bảo chất lượng 

Vào các dịp giáp Tết, vì lượng tiêu thụ tăng cao nên thị trường bia rượu thường có tình trạng hàng giả thâm nhập tràn lan. Do đó, chúng ta nên kiểm tra kỹ trước khi dùng, tránh xa các loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa methanol hoặc các hóa chất nguy hiểm khác, theo VietNamNet.

Tin nổi bật