Theo VOV, Alissa Bowman, hiện 17 tuổi, bắt đầu cảm thấy "khát nước cực độ" vào tháng 6/2023, khiến cô "liên tục" uống nước, cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này nhanh chóng tăng từ khoảng 2 lít một ngày lên gấp đôi lượng nước khuyến nghị.
Tuy nhiên, sau đó cô bé đã uống đến 5 lít nước mỗi ngày và vẫn không thể giải cơn khát. Cho rằng đây có thể là do bệnh tiểu đường gây ra, mẹ của Alissa là Fran (49 tuổi) đã đưa cô bé đến bác sĩ gia đình để thực hiện một loạt xét nghiệm máu.
Dù uống 5 lít nước mỗi ngày nữ sinh vẫn thấy khát. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu không xác định được nguyên nhân. Sau đó cùng năm đó, các triệu chứng của Alissa tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, đến mức cô cảm thấy "kiệt sức liên tục" nhưng lại không thèm ăn. Vào tháng 10/2023, Alissa thậm chí còn phải truyền dịch bù nước khi đi nghỉ ở Thái Lan vì bị mất nước nghiêm trọng. Đến tháng 12, cô không thể đi lại vì cơ thể hoàn toàn bị suy dinh dưỡng.
Alissa sau đó được đưa vào Bệnh viện Pinderfields ở Wakefield, West Yorkshire. Tại đây, kết quả chụp MRI phát hiện ra một khối u ác tĩnh trong não của mà Alissa các bác sĩ thậm chí không thể gọi tên. Khôi u này đã ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên của Alissa, nơi sản xuất ra các hormone điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất và sinh sản.
Mặc dù đã tiến hành thêm các xét nghiệm và sinh thiết, các bác sĩ vẫn không thể chẩn đoán được loại khối u não mà Alissa mắc phải, và nhiều tháng sau, cô bé bắt đầu hóa trị để chiến đấu với căn bệnh này mãi mãi.
Các chuyên gia cho biết khối u mà Alissa mắc phải rất hiếm. Cô bé đã hoàn thành thành công 6 đợt hóa trị, và đến tháng 11/2024, khối u của cô bé đã thu nhỏ lại tới 90%.
"Cơn khát liên tục của Alissa đã khiến hồi chuông cảnh báo vang lên. Tôi nghĩ đó có thể là bệnh tiểu đường loại 2, nhưng các bác sĩ đã loại trừ khả năng đó. Khi bác sĩ nói rằng đó là khối u não, chúng tôi không thể tin được", mẹ của Alissa chia sẻ.
Do tính hiếm gặp, trường hợp của Alissa đã được trình lên một hội đồng quốc gia để cố gắng xác định tên và bản chất của khối u, và cô bé cũng đã được ghi danh vào một dự án nghiên cứu ở Newcastle để nghiên cứu sâu hơn và tiếp tục chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.
Trước đó, người đàn ông tên Jonathan Plummer người Anh, có triệu chứng khát nước dữ dội và uống tới 10 lít nước mỗi ngày, cùng với việc đi tiểu nhiều. Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ ông mắc bệnh tiểu đường, vì đây là triệu chứng điển hình của bệnh này. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đã bác bỏ chẩn đoán tiểu đường, khiến các bác sĩ bối rối.
Sau đó, trong một lần kiểm tra mắt định kỳ, một khối u đã được phát hiện. Ông Plummer được chuyển đến Bệnh viện Derriford để chụp MRI, và kết quả cho thấy nguyên nhân chính là một khối u não nằm trong tuyến yên.
Tuyến yên đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cảm giác khát của cơ thể. Trong trường hợp của ông Plummer, khối u đã làm rối loạn chức năng của tuyến yên, khiến cơ thể liên tục nhận được tín hiệu "khát nước" một cách sai lệch. Điều này khiến ông uống lượng nước gấp 5 lần so với khuyến nghị hàng ngày mà vẫn không thể làm dịu cơn khát. Ông Plummer cảm thấy suy sụp khi biết được nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng của mình, theo Thanh Niên.