Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine khẳng định không từ bỏ nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ukraine khẳng định sẽ không từ bỏ nỗ lực gia nhập EU, giữa bối cảnh các thương lượng song phương với Nga đang diễn ra, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.

Ngày 18/3, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andrii Sybiha khẳng định rằng Kiev sẽ không từ bỏ nỗ lực gia nhập EU để đổi lại một sự thỏa hiệp với Nga, như là một phần trong thỏa thuận với Moscow nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.

Phát biểu trên truyền hình quốc gia Ukraine, ông Sybiha cho biết gia nhập EU là sự lựa chọn của Ukraine và tiến trình này đang được triển khai. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kyiv ngày 15/2/2022. Ảnh:Getty

Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Layen để thảo luận về việc nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Ukraine bày tỏ hy vọng rằng việc xin gia nhập EU của nước này sẽ đạt được tiến triển trong những tháng tới.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Volodymyr Zelensky nêu rõ: "(Tôi) đã có cuộc nói chuyện quan trọng với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC). Quan điểm của EC về việc Ukraine xin gia nhập EU sẽ được thảo luận trong vài tháng... Hãy cùng nhau tiến tới mục tiêu chiến lược của chúng ta".

Như đã đưa tin, vào ngày 28/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng các lãnh đạo Ukraine đã ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.

Động thái diễn ra vài giờ sau khi Zelensky công bố video đề nghị EU chấp thuận Ukraine trở thành thành viên và kêu gọi các lực lượng Nga về nước. Ông thúc giục EU cho phép Ukraine gia nhập ngay lập tức bằng "thủ tục đặc biệt mới", song không nêu chi tiết.

Các chuyên gia nhận định, việc trở thành thành viên EU có ý nghĩa quan trọng đối với các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt xung đột. Tư cách thành viên EU có thể hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự vì các nước EU bị ràng buộc bằng hiệp ước phòng thủ chung, yêu cầu các thành viên khác giúp đỡ nếu một nước "đối mặt với hành động tấn công có vũ trang trên lãnh thổ của mình".

Khi Ukraine trở thành thành viên EU, Nga trên lý thuyết có thể phải đối mặt với lực lượng từ Pháp, Đức và cùng các nước khác trong khối. Cho đến nay, Ukraine trên giấy tờ vẫn là một quốc gia "trung lập", nằm ngoài cả EU và NATO.

Hơn nữa, gia nhập khối cũng sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Ukraine và giúp Kiev có thêm những lợi ích bổ sung khác như tự do đi lại trong toàn khối và một loạt những đặc quyền được cấp riêng cho công dân EU.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, Ukraine sẽ khó có được tư cách thành viên EU trong thời gian ngắn.

Trên thực tế, gia nhập EU là một quá trình phức tạp, khó khăn và tốn kém, kéo dài trong nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ và đòi hỏi một cam kết đặc biệt từ quốc gia ứng viên. Họ được yêu cầu thực hiện một danh mục dài các cải cách theo tiêu chuẩn EU.

Quan trọng nhất, toàn bộ quá trình phụ thuộc vào ý chí chính trị của 27 quốc gia thành viên. Ngay cả khi Ủy ban châu Âu là bên dẫn dắt và đặt nền móng cho các cuộc đàm phán, việc tất cả các thành viên có bật đèn xanh để ứng viên gia nhập không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật