Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từng là "tâm dịch" đầu tiên trên thế giới, Vũ Hán đã làm thế nào vượt qua phong tỏa và chiến thắng COVID-19?

(DS&PL) -

Thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc bị coi là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch COVID-19, nay đã gần như sạch bóng virus nhờ những biện pháp chống dịch thần tốc và mạnh mẽ.

Chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán được cho là nơi đầu tiên khởi phát dịch COVID-19. Ảnh: Baidu

Nửa cuối tháng 12/2019, một nhóm người được cho là liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam (thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), bị viêm phổi không rõ nguyên nhân.

Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó cho rằng chứng viêm phổi lạ này có liên quan tới một chủng virus corona mới, ban đầu gọi là 2019-nCoV, sau đó được đổi tên thành virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.

Ngày 10/1/2020, thành phố Vũ Hán ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19. Các ca nhiễm mới sau đó gia tăng nhanh chóng, buộc Chính phủ Trung Quốc phải phong tỏa toàn bộ thành phố hơn 11 triệu dân này vào ngày 23/1 cùng năm và áp dụng các biến pháp đối phó dịch bệnh mạnh mẽ và thần tốc. Để rồi 76 ngày sau, Vũ Hán dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn thành phố như một cách để tuyên bố chiến thắng trước đại dịch.

Năng lực xét nghiệm, theo dõi và truy vết dịch tễ

Theo các chuyên gia, thành công của Trung Quốc không đến từ những biện pháp ban đầu, mà từ cách xử lý sau khi người dân được phép đi làm trở lại. Đặc biệt, năng lực theo dõi và truy vết tiếp xúc của các ca nghi nhiễm cho phép chính phủ nhanh chóng kiểm soát từng ổ dịch địa phương.

Nhà chức trách đã triển khai một chiến dịch xét nghiệm chưa từng có tiền lệ với gần như toàn bộ 11 triệu người dân thành phố Vũ Hán. Chỉ trong vòng 2 tuần, chính quyền đã gần hoàn thành mục tiêu này.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, chiến dịch này đã thành công bằng cách huy động hàng nghìn nhân viên y tế khắp nơi trong Đại Lục tham gia cùng với các khoản chi lên tới hàng trăm triệu USD. Việc xét nghiệm, được chính phủ trang trải toàn bộ và coi là giải pháp quan trọng nhằm khôi phục lòng tin xã hội.

Giới chức Trung Quốc khi đó cũng cho ra đời một hệ thống "mã sức khỏe" theo màu, được tận dụng tối đa để theo dõi hoạt động của người dân. Các mã QR được tạo tự động, gán cho mỗi công dân để biểu thị tình trạng sức khỏe. Người khỏe mạnh có mã xanh lá, người từng tiếp xúc bệnh nhân COVID-19, biểu hiện nhiễm bệnh có mã màu đỏ hoặc vàng.

Các công ty, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận mã xanh của toàn nhân viên nếu muốn tiếp tục duy trì hoạt động. Điều này khiến việc truy vết dịch tễ trở nên dễ dàng hơn.

Người dân tuân thủ quy định và không ngại ở nhà

Thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân trong những ngày phong tỏa. Ảnh: CNN

Sự thành công của thành phố Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung cũng không thể không kể đến sự đồng lòng của người dân. Họ tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch, không rời xa khẩu trang và không ngại ở nhà.

"Chúng tôi về cơ bản là không ra ngoài và không đi thăm nhà ai cả, thậm chí không thăm viếng họ hàng hay ăn uống cùng nhau trong dịp năm mới. Mọi thứ đều ngừng lại", một chủ tiệm kinh doanh nhỏ họ Qiu nói.

"Tôi sinh ra ở Vũ Hán. Từ khi thành phố bị phong toả, tôi chưa từng ra khỏi nhà. Lúc đầu tôi khá hoảng loạn vì dịch bệnh này là rất nghiêm trọng, đặc biết là trong bối cảnh Tết Nguyên Đán đã đến gần. Sau đó khu phố của tôi thành lập một nhóm chat để liên lạc với nhau và mua đồ theo nhóm để cửa hàng có thể giao hàng với số lượng lớn. Cuộc sống không dễ dàng nhưng ở nhà rõ ràng là an toàn hơn", ông Yuan, một cư dân đã về hưu cho hay.

"Tôi không quen ở nhà thường xuyên và tôi cảm thấy lo lắng vì mọi người ai cũng lo. Nếu bạn mở cửa sổ nhìn ra, bên ngoài thật trống trải. Bạn thậm chí không nhìn thấy bất kỳ bóng dáng ai. Đó không phải là một Vũ Hán bạn từng biết. Thế nhưng, sống trong cùng một cộng đồng, cần vì nhau và cùng nhau vượt qua khó khăn. Tất cả mọi người đều nên hạn chế ra ngoài, ở nhà đọc sách, xem TV, chơi game với các thành viên trong gia đình, rồi dịch bệnh sẽ qua", Dingfan, một chuyên viên 27 tuổi, chia sẻ.

Shipper là một phần quan trọng của thành phố

Lực lượng shipper đòng vai trò quan trọng giúp duy trì "nhịp thở" của Vũ Hán trong giai đoạn phong tỏa. Ảnh: QQ

Trong thời gian bị cấm ra khỏi nhà, người dân Vũ Hán vô cùng lo lắng về nguồn cung rau, trái cây, thịt tươi và như yếu phẩm cho đến khi mạng lưới tài xế giao hàng rộng lớn của quốc gia đến "giải cứu".

Việc giao hàng cho người dân Vũ Hán trong thời kỳ phong tỏa được thực hiện như sau: người dân đặt hàng trên ứng dụng với nông dân, tiểu thương hoặc siêu thị để mua nhu yếu phẩm hàng ngày và đội ngũ nhân viên cộng đồng sẽ giúp phân phối hàng hóa từ những người giao hàng.

Nhờ mật độ dân số cao ở các khu vực thành thị, lực lượng lao động dồi dào và sự cởi mở của người dân với công nghệ kỹ thuật số, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới giao hàng tận nhà phát triển, duy trì sức sống cho thành phố trong thời gian chống trọi với đại dịch.

"Giao hàng tận nhà đóng một vai trò rất quan trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Ở một mức độ nào đó, nó đã ngăn không cho người dân bị đói, đặc biệt là trong bối cảnh phong tỏa toàn thành phố", Hu Xingdou, một nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh, cho biết.

Vaccine là chìa khóa đẩy lùi dịch bệnh

Ngày 7/5/2021, vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%, đây cũng là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO.

Đến ngày 1/6/2021, loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 của Trung Quốc là Sinovac tiếp tục được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh năng lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19 nội địa và bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm chủng toàn quốc từ giữa tháng 7/2021.

Ông Zheng Zhongwei, người đứng đầu nhóm công tác phát triển vaccine của Hội đồng Nhà nước về phòng ngừa và kiểm soát chống dịch COVID-19 - cho biết, năng lực sản xuất hiện tại của Trung Quốc là khoảng 5 tỉ liều vaccine hàng năm và có thể sản xuất được 3 tỉ liều vaccine trong năm nay. Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu 12 loại vaccine từ 10 đơn vị nghiên cứu trên cả nước.

Sau giai đoạn khởi đầu chậm chạp, Trung Quốc đã tiêm được hơn 945 triệu liều, tương ứng 1/3 số liều đã tiêm trên toàn cầu, với khoảng 17 triệu liều tiêm mỗi ngày.

Mỗi địa phương đều có những phương pháp khác nhau để khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Ở thành phố Thượng Hải, người đi tiêm được nhận một chai nước. Tại tỉnh An Huy, nhà chức trách lấy trứng gà để tặng người dân, trong khi một người phụ nữ ở Bắc Kinh được nhận khoảng 7 USD tiền mặt.

Hiện Trung Quốc cũng đã áp dụng tiêm chủng đối với công dân dưới 18 tuổi, với những thanh thiếu niên đủ điều kiện tiếp nhận vaccine Sinopharm và Sinovac.

Các nhà chức trách Trung Quốc kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 70% dân số được tiêm vaccine trong năm 2021, tương ứng với khoảng 980 triệu người.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật