Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ mất 400 triệu “mua” sổ đỏ giả, làm thế nào để kiểm tra sổ đỏ thật?

(DS&PL) -

Dù đang mang 3 tiền án, tiền sự, Thông vẫn tự nhận là cán bộ Sở TNMT Hà Nội để đi lừa đảo.

Dù đang mang 3 tiền án, tiền sự, Thông vẫn tự nhận là cán bộ Sở TNMT Hà Nội để đi lừa đảo.

Theo cáo trạng Phạm Duy Thông - học vấn 7/10, không có nghề nghiệp, để có tiền chi tiêu Thông mở Văn phòng môi giới nhà đất để làm dịch vụ nhà đất  nhưng không đăng kí với cơ quan chức năng. Thông đã tiến hành hoạt động và lừa được nhiều người muốn làm sổ đỏ, chuyển đất nông nghiệp thành đất ở.

Vợ chồng anh Đạt, chị Nhàn có một mảnh đất nông nghiệp do chính quyền chia, gia đình ông bà đã quây lên trồng rau. Qua mối quen biết là người mẹ nuôi Tạ Thị Mai, vợ chồng ông bà được giới thiệu đến Thông. Thông đưa ra mức giá hơn 400 triệu để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mảnh đất và được cấp sổ đỏ.

Thấy Thông bệ vệ như cán bộ đi ra từ Sở TNMT và giới thiệu mình là cán bộ của Sở, gia đình anh Đạt chị Nhàn đã hoàn toàn tin tưởng và đưa cho Thông hơn 400 triệu để nhờ làm các dịch vụ đất đai trên..

Bị cáo Phạm Duy Thông tại tòa 

Gia đình anh Đạt đưa cho tiền cho Thông làm nhiều lần cho Thông nhưng không lần nào có giấy tờ kí nhận tiền.

Khi thấy vợ chồng Đạt giục đòi giấy tờ đất, Thông thuê người đến đo đất, Thông nhờ một đối tượng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng việc in màu. Sau đó Thông đem trả giấy tờ cho anh Đạt.

Sau khi thấy Thông làm được sổ đỏ cho gia đình, vợ anh Đạt giới thiệu Thông cho những người quen khác. Trong đó, chị Thúy đưa cho Thông 120 triệu. Cùng thủ đoạn, Thông cho thuê người đến đo đạt đất nhà chị Thúy.

Cũng theo chân việc làm thành công của vợ chồng Đạt, bà Thọ cũng muốn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xin làm sổ đỏ cho mảnh đất nông nghiệp của mình. Qua lời giới thiệu của Đạt và Nhàn thì Thông đã trực tiếp đến nhà bà Thọ bảo đưa tiền để làm sổ đỏ. Bà Thọ đưa cho Thông 4 lần, tổng cộng 270 triệu. Khi đưa tiền, bà cũng không lấy giấy biên nhận.

Thông cũng cử người đến đo đất. Bà thọ khấp khởi mừng vì sắp có sổ đỏ. 

Tuy nhiên sau một thời gian, thấy thông tin trên giấy tờ sai, gia đình anh Đạt mang đi đính chính và được cán bộ Phòng TNMT cho biết là giấy tờ giả. Gia đình anh Đạt yêu cầu Thông trả tiền.

Lúc đó chị Thúy, bà Thọ cũng yêu cầu Thông trả tiền. Thông không có khả năng hoàn trả hết nên bị công an bắt giữ.

Thông bị đưa ra xét xử tại TAND thành phố Hà Nội với 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả giấy tờ tài liệu và con dấu của cơ quan vào sáng ngày 23/2/2017. Tại phiên tòa, Thông khai nhận hành vi của mình. Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình thu thập lý lịch của bị can nên Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Kiểm tra sổ đỏ thật thế nào?

Trong vụ án trên, các bị hại đã thể hiện sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến hậu quả mất tiền, mất thời gian...

Từ vụ án trên, phóng viên đã có trao đổi với luật sư Hoàng Tuấn Anh (Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội) về việc làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình khi thực hiện các hoạt động liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cách thức để kiểm tra sổ đỏ thật.

Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

Theo Điều 52 và  khoản 2, Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất. 

Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Theo đó, người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Nghĩa vụ tài chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

Về vấn đề cấp sổ đỏ:

Pháp luật đã quy định  về trình tử và thủ tục thực đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 70  Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại các quy định trên rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian của người có nhu cầu đăng ký.

Vì vậy, cách tối ưu nhất để không bị lừa đảo trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người dân tự chủ động đi thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vấn đề kiểm tra sổ đỏ thật giả:

Trường hợp thông qua dịch vụ của bên thứ 3, ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cần mang đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra lại để chắc chắn đây là giấy chứng nhận thực.

Tin nổi bật