Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thất nghiệp, có cơ hội nào giành được quyền nuôi con sau ly hôn?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Vợ/chồng đang bị thất nghiệp và không đủ điều kiện kinh tế trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, chồng/vợ cũ có quyền đề nghị tòa án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Hình minh họa.

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Về điều kiện kinh tế: Phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập đảm bảo, tài sản, nơi ở ổn định…

Về tinh thần: Phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, …

Ngoài ra, cha/mẹ có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ….

Do vậy, khi vợ/chồng đang bị thất nghiệp và không đủ điều kiện kinh tế trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, chồng/vợ cũ có quyền đề nghị tòa án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

Điểm a, khoản 2, Điều 84, luật Hôn nhân gia đình năm 2014 cho phép: "Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con" có thể được tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, nếu người vợ/chồng đang bị thất nghiệp nhưng vẫn đảm bảo điều kiện kinh tế do vẫn có thu nhập khác thì vẫn được nuôi con, dù chồng/vợ cũ kiện ra tòa thì yêu cầu đó cũng không được chấp thuận.

Nếu thực sự đang gặp khó khăn về kinh tế, người vợ và chồng cũ hãy thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. 

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật